Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Từ tháng 11/2019, các cơ quan Hà Nội không sử dụng đồ nhựa dùng một lần

12/11/2019 09:53

Kinhte&Xahoi Thành phố (TP) Hà Nội yêu cầu 100% đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc TP không sử dụng túi nilong khó phân hủy, các sản phẩm nhựa dùng một lần, thực hiện từ tháng 11/2019.

Tại Hội nghị giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thông tin về thực trạng và các giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn TP.

Bà Lưu Thị Thanh Chi cho biết, mỗi ngày Hà Nội thải ra 4.000 - 5.000 tấn rác, trong đó có khoảng 80 tấn nhựa và túi nilong. Nguồn phát sinh rác thải nhựa đến từ: Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch; chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí…

Nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, UBND TP Hà Nội đã ban hành các quy định về việc hành động chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững TP Hà Nội giai đoạn đến năm 2020. Đồng thời, giảm thiểu chất thải nhựa trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố, từ ngày 1/9/2019, các cơ quan của TP đã thực hiện kế hoạch cắt giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.

Ngày 25/10/2019, TP cũng đã ban hành Kế hoạch số 232 về Phòng, chống rác thải nhựa và túi nilong đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn TP với mục tiêu: 100% các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc UBND TP không sử dụng túi nilông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế 80% các sản phẩm nhựa khó phân hủy từ tháng 11/2019; tăng cường thu gom, tái chế chất thải nhựa; đến ngày 31/12/2020, hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng bằng nhựa…

Ngoài ra, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị được vận động khuyến khích người thân trong gia đình không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilông khó phân hủy, "nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilong khó phân hủy".

Bà Chi cũng cho biết, trong năm 2019-2020, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký kết kế hoạch thực hiện chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa tại trường học. Hiện đã triển khai thu gom ống hút nhựa, vỏ hộp sữa tại 637 trường thuộc 16 quận, huyện, thị xã. Từ nay đến năm 2020, sẽ tập trung xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình kiểm soát và hạn chế chất thải nhựa, túi nilông theo kế hoạch.

Bà Lưu Thị Thanh Chi thông tin, trong thời gian tới, TP sẽ tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ các cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật về phòng, chống chất thải nhựa. Huy động các nguồn lực (tài chính, kỹ thuật) của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thu gom, tái chế chất thải nhựa; thiết lập mạng lưới các doanh nghiệp thu gom, tái chế; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tăng cường hợp tác giữa các TP lớn trong khu vực và toàn cầu. Đồng thời, hợp tác với các cơ quan báo chí tuyên truyền rộng rãi các giải pháp chống rác thải nhựa nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp và đáng sống.

Trả lời câu hỏi vì sao hạn chế rác thải nhựa, túi nilong nhưng Hà Nội lại có chủ trương phát tặng làn nhựa cho người dân đi chợ, bà Chi lý giải việc sử dụng làn nhựa có thể dùng được nhiều lần: "Việc không dùng làn tre, túi vải chúng tôi đã có khảo sát. Người dân đi chợ không dùng túi vải vì không đựng được đồ ướt, còn làn tre khi giặt, rửa dễ bị mốc, cũng không bền. Vì vậy chúng tôi chọn làn nhựa thân thiện với môi trường" .

PV


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: KD&PL

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com