Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận tất yếu, lâu dài
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, nhất là những bước ngoặt, thời điểm khó khăn của cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam càng chú trọng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện nhiệm vụ quan trọng này.
Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (1986) cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận như Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) “Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”; Thông báo kết luận số 94- TB/TW, ngày 30/12/2002 thông báo kết luận của Ban Bí thư về nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa; Thông báo kết luận số 213-TB/TW, ngày 2/1/2009 thông báo kết luận của Ban Bí thư về đề án “Đấu tranh chống quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật”; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 17/4/2009 của Ban Bí thư về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa và gần nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị Khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; Kết luận số 53-KL ngày 4/6/2019 của ban Bí thư về việc chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật, xấu độc trên Internet, mạng xã hội.
Cán bộ, phóng viên, biên tập viên theo dõi các phát biểu, thông tin chuyên đề từ điểm cầu tại Thành ủy Hà Nội
Nghị quyết số 35-NQ/TW xác định: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là một nội dung cơ bản, sống còn của công tác xây dựng Đảng; Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch còn nhiều hạn chế trong thời gian qua.
Công tác tham mưu, định hướng chỉ đạo hoạt động, tổ chức đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch liên quan đến vụ việc phức tạp nảy sinh có lúc thiếu kịp thời. Việc chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giữa Trung ương và địa phương có thời điểm thiếu đồng bộ, dẫn đến hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thông tin xuyên tạc chống phá có vụ việc còn hạn chế.
Trong thời gian tới, chúng ta khẩn trương thực hiện nghiêm chỉnh Quy hoạch báo chí đã được phê duyệt; Chỉ đạo, định hướng thông tin trên báo chí theo phương châm chủ động, kịp thời, hiệu quả; Tăng cường trách nhiệm, giữ nghiêm kỷ luật thông tin đối với các vấn đề chính trị, đối ngoại, các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm; Xác định rõ trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ các loại hình báo chí truyền thông nhừm góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch...
Vai trò của báo chí trong công tác phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Văn kiện Đại hội XII cũng đề ra yêu cầu của xây dựng nền báo chí hiện nay là: Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại; Thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông; Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet; Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục.
Bên cạnh đó, xây dựng các cơ quan báo chí, tổ hợp truyền thông chủ lực đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng thông tin tuyên truyền thiết yếu, làm chủ mặt trận thông tin.
Toàn cảnh hội nghị
Ngoài ra, các cơ quan chủ quản cần tăng cường quản lý và định hướng hoạt động của các cơ quan báo chí; Tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng và tinh thông nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền; Xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các cơ quan báo chí, phóng viên đăng tải thông tin chưa được xác minh, kiểm chứng, không có cơ sở, căn cứ, gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội...; Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ phục vụ công tác tuyên truyền, bảo đảm an ninh tư tưởng trên môi trường không gian mạng.
Báo chí cách mạng Việt Nam, với chức năng là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, gắn bó với sự nghiệp của Đảng, đất nước và dân tộc.
Thời gian qua, hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của các cơ quan báo chí đạt được nhiều kết quả quan trọng những cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót
TS Lê Hải Bình nhấn mạnh: Phát biểu tại Lễ trao giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng “Búa liềm vàng”, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu: “Viết về xây dựng Đảng là công việc khó, nhưng cũng là mảng đề tài đầy sức hấp dẫn, là không gian cho những tìm tòi, khám phá, lao động sáng tạo.
Để một tác phẩm báo chí về công tác xây dựng Đảng có giá trị, hấp dẫn, người viết phải am hiểu về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng ta, về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phải gắn bó máu thịt với Nhân dân, với thực tiễn đời sống, với hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên; Thấu hiểu những mong đợi thiết tha của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Viết về xây dựng Đảng phải kiên trì, bền bỉ; Phải xuất phát từ niềm tin và tình yêu đích thực của người viết đối với Đảng; Thể hiện tầm trí tuệ, đạo đức, thái độ đúng đắn, khách quan trước các vấn đề thực tiễn đang diễn ra.
Mỗi tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng, ngoài phục vụ công tác tuyên truyền, còn góp phần hướng dẫn, động viên, khích lệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; Phản ánh kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở các địa phương, đơn vị; Phát hiện cách làm hay, mô hình tốt để biểu dương.
Đồng thời, đấu tranh, phê phán với những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị; Giúp cho mỗi cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện tốt hơn vai trò lãnh đạo; Để mỗi cán bộ, đảng viên soi vào đó để phấn đấu, giữ vững bản lĩnh của người cộng sản, làm tấm gương sáng trong công tác và cuộc sống đời thường”.
Hội nghị nghe thông tin 4 chuyên đề khác. Cụ thể: GS. TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương thông tin về chuyên đề “Những nội dung mới về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng"; Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương) Nguyễn Đức Hà trao đổi về “Một số vấn đề về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ sau Đại hội XIII đến nay”; Đại tá Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch Liên Chi hội Nhà báo Quân đội Nhân dân chia sẻ về “Kinh nghiệm lựa chọn đề tài và kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng” và Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng giới thiệu mô hình mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác xây dựng Đảng.
Phương Thu - TTTĐ