Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

14 nghìn tấn cam sành Hà Giang đã rụng và có xu hướng rụng tiếp!!!

19/02/2020 14:58

Kinhte&Xahoi Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang, khối lượng cam rụng tiếp tục có xu hướng tăng.

Thực trạng

Theo đó, tính đến hết ngày 16/02/2020 tổng diện tích cam bị rụng quả khoảng 2.081ha. Tổng sản lượng cam bị rụng khoảng 14.315 tấn. Trong đó huyện Bắc Quang có diện tích cam bị rụng ước khoảng 1.961ha; sản lượng quả rụng là 13.115 tấn; còn huyện Quang Bình diện tích cam bị rụng quả là 120ha; sản lượng quả rụng - 1.200 tấn.

Thời gian cây cam bắt đầu xảy ra hiện tượng quả bị rụng từ ngày: 10/02/2020, thời điểm vườn cam bị rụng quả nhiều nhất là từ ngày 12 - 15/02/2020

Sau thời điểm mưa nhiều, cam sành Hà Giang "rụng như sung"

Qua đó, đơn vị đã đánh giá mức độ rụng quả theo tuổi cây. Đối với các vườn Cam sành có độ tuổi từ 4 - 9 tuổi, tỷ lệ rụng bình quân khoảng trên 60%, có vườn rụng đến 90%; đối với các vườn Cam sành có độ tuổi từ 10 - 20 tuổi, tỷ lệ rụng bình quân khoảng 40 - 50%; đối với vườn Cam sành có độ tuổi trên 20 tuổi tỷ lệ rụng bình quân khoảng: 40%.

Tính đến ngày 16/2, tình hình sản lượng cam đã tiêu thụ ước đạt 42.125,2/71.744,47 tấn, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cam toàn tỉnh.

Quá trình kiểm tra, nghiên cứu cơ quan chuyên môn đánh giá việc cam sành Hà Giang rụng là do nhiều lí do. Cụ thể, do điều kiện thời tiết, khí hậu chủ yếu trong tháng 1 và nửa đầu tháng 2/2020, chủ đạo là mưa ẩm, các đợt mưa dài ngày, quá trình thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cây trồng bị sốc nhiệt, quả cam bị sốc nước (nhất là các cây cam có sức đề kháng kém), độ ẩm cao thuận lợi cho nấm thối quả phát triển, dẫn đến quả bị rụng.

Nguyên nhân thứ hai được cho là do chu kỳ sinh lý của cây cam, hiện nay cây Cam sành bắt đầu chuyển sang giai đoạn cho ra lộc xuân, vì vậy cây trồng cần huy động rất nhiều dinh dưỡng để hình thành các đợt lộc; trong giai đoạn này cây vẫn nuôi quả trên cây, sẽ dẫn đến tranh chấp dinh dưỡng. Theo sinh lý cây trồng, giai đoạn này quả cam đã chin hoàn toàn và cây cũng đã hình thành tầng rời; dinh dưỡng trong cây đang tập trung chủ yếu để ra lộc. Do vậy, cây trồng thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến quả rụng.

Nguyên nhân nữa là do quá trình chăm sóc người dân không thực hiện kỹ thuật tỉa định quả, để số lượng quá lớn; cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chưa cân đối (sử dụng phân bón hóa học nhiều), nên ảnh hưởng đến quá trình nuôi quả. Mật độ cây trồng quá dầy, chưa thực hiện kỹ thuật cắt tỉa, dẫn đến thiếu ánh sáng, tạo điều kiện (ẩm độ cao) thuận lợi cho nguồn nấm gây rụng quả phát triển mạnh.

Ngoài ra, vườn cây cam hiện tại sinh trưởng phát triển yếu; nấm bệnh tồn tại nhiều trong vườn; thời gian để quả trên cây kéo dài so với đặc tính giống; Do vậy dẫn đến hiện tượng rụng quả. Mức tiêu thụ cam rất chậm, giá bán thấp (thu mua tại vườn giá dao động từ 7.000 - 9.000 đồng), nên sản lượng quả vẫn còn nhiều trên cây; một số hộ gia đình tự để quả, không bán để chờ giá lên.

Giải pháp

Hiện tại, tỉnh Hà Giang đang thực hiện một số giải pháp trước mắt như: Khẩn trương thu gom dọn sạch toàn bộ số lượng cam rụng ra khỏi khu vực vườn và đào hố chôn xử lý bằng vôi và chế phẩm sau đó vùi lấp kín để tránh ảnh hưởng đến môi trường.

Sau khi dọn sạch vườn yêu cầu các hộ mua vôi bột rắc toàn bộ mặt vườn, đồng thời dùng chế phẩm phun xử lý để tránh làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cam sành trong vụ tới.

Tạm dừng cung ứng ra thị trường sản phẩm cam trong điều kiện thời tiết có mưa; khi thời tiết khô ráo ổn định 3-5 ngày thì mới tiến hành cung ứng để đảm bảo chất lượng khi đưa ra thị trường. Quá trình cung ứng phải được lựa chọn và loại bỏ những quả kém chất lượng, có khả năng thối hỏng sau khi vận chuyển.

Tỉnh Hà Giang đang tìm hướng khắc phục tình trạng trên.

Nếu các vườn vẫn tiến hành để quả, khuyến cáo và hướng dẫn chủ vườn thu hoạch theo hình thức tỉa quả để tránh gây áp lực về dinh dưỡng khi cây vào chu kì ra hoa, đậu quả dẫn đến hiện tượng rụng quả.

Về lâu dài, đề xuất với UBND tỉnh có chính sách giãn nợ cho các hộ gia đình đã được vay vốn đầu tư thâm canh, trồng mới cam theo Nghị quyết số số 29 và đối với các hộ gia đình chưa được vay vốn theo Nghị quyết số 29 để đầu tư thâm canh diện tích cam, đề xuất với UBND tỉnh bố trí vốn hỗ trợ lãi suất và chỉ đạo Ngân hàng tạo điều kiện cho các hộ đó vay vốn khôi phục sản xuất.

Chỉ đạo cải tạo thường xuyên, hàng năm bón bổ sung hàm lượng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, vôi bột, lân để cải tạo đất và bộ rễ cây cam Hà Giang.

 Cắt tỉa tạo tán theo dạng hình chữ Y (làm cho cây cam thông thoáng, chiều cao tán để dưới 3 đến 3,5m; áp dụng biện pháp vít cành đối với những cây cam trẻ tuổi (2 - 5 tuổi), cắt hạ tán với những vườn cây cam già cỗi (cây trên 10 năm tuổi). Ban hành cơ chế chính sách để khuyến khích nhân dân chuyển chuyển đổi cơ cấu giống cam dải vụ. Xác định lại cơ cấu cây cam sành ổn định 5.000 ha ở những vùng đã được cấp chỉ dẫn địa lí; các diện tích còn lại khuyến khích chuyển đổi sang cây ăn quả có múi khác. Cơ chế cụ thể đề nghị giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng và đề xuất thành chương trình chuyển đổi.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cam sành Hà Giang. Làm việc cụ thể về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm và số lượng tiêu thụ với các cửa hàng, siêu thị toàn quốc. Thực tế cho thấy thời gian qua Hà Giang đã liên tục thực hiện công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ cam sành nhưng vẫn chưa hiệu quả.

Thêm vào đó cần có chính sách đặc thù thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến cam tại tỉnh. Đề xuất với Bộ Công thương giúp đỡ trong việc xúc tiến thương mại…

Tại tỉnh Tuyên Quang, duy chỉ có huyện Hàm Yên là có tình trạng cam sành rụng, tổng diện tích cam trên toàn huyện là 7.269,58 ha, sản lượng ước đạt 80.982,6 tấn. Sản lượng cam chưa thu hoạch 11.071 tấn chiếm 13,67% tổng sản lượng, sản lượng cam bị rụng trong thời gian trước và sau tết nguyên đán Canh Tý tại các vườn trên địa bàn huyện 2.582,5 tấn chiếm 3,2 % tổng sản lượng. Ước giá trị thiệt hại trên 18,0 tỷ.

Hiện tỉnh này đã ban hành văn bản hướng dẫn người dân cụ thể về việc khắc phục  tình trạng cam rụng.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Biến bãi rác ven sông Hồng thành không gian nghệ thuật

Một nhóm nghệ sĩ Việt đã cùng nghệ sĩ nước ngoài biến khu vực bãi rác nằm ven sông Hồng thuộc khu vực phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiến, Hà Nội) thành không gian nghệ thuật đương đại, tạo điểm nhấn không gian văn hóa trong khu dân cư.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/14-nghin-tan-cam-sanh-ha-giang-da-rung-va-co-xu-huong-rung-tiep-d117673.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com