Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Bắt 32 đối tượng giả danh cán bộ Tư pháp lừa đảo trên 200 tỷ đồng

13/02/2024 13:35

Kinhte&Xahoi Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, Công an các tỉnh, TP, các huyện có liên quan vừa bắt giữ 32 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân với số tiền hơn 200 tỷ đồng.

Các đối tượng chia sẻ kinh nghiệm lừa đảo cho nhau

Tháng 7/2023, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an Nghệ An phát hiện trên địa bàn có một số đối tượng, ổ nhóm có nhiều dấu hiệu nghi vấn đang làm việc cho các công ty tại nước ngoài, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam ở nhiều địa phương trên cả nước.

Hoạt động ổ nhóm này đã gây mất an ninh trật tự trên địa bàn và bức xúc trong quần chúng Nhân dân. Trước tình hình đó, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an Nghệ An đã báo cáo Giám đốc Công an tỉnh xác lập chuyên án đấu tranh.

Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, cơ quan Công an xác định, các đối tượng trong đường dây trên là băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, làm việc cho các công ty nước ngoài, vì một mục đích chung là lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam.

Các đối tượng trong đường dây bi bắt giữ.

Quá trình đấu tranh, cơ quan Công an xác định Tăng Quảng Vinh (SN 1989), trú tại phường 11, quận 5, TP HCM là một trong những đối tượng chủ mưu quản lý, điều hành cấu kết với các đối tượng người Nghệ An và các đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc) tổ chức cho các đối tượng người Việt Nam hoạt động phạm tội trong các công ty tại nước ngoài.

Theo đó, các đối tượng người Việt Nam hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại công ty nước ngoài được tổ chức thành 3 tuyến gồm D1, D2, D3. Trong đó, D1 là các đối tượng sẽ đóng vai cán bộ làm việc tại các cơ quan chức năng có nhiệm vụ gọi cho những người dân theo danh sách đã soạn sẵn thông báo tới “con mồi” việc bị khóa sim, phong tỏa tài khoản ngân hàng vì nạn nhân đang liên quan tới các tổ chức lừa đảo hoặc tài khoản, số điện thoại đang được các tổ chức lừa đảo sử dụng để hoạt động phạm tội.

Khi bị hại đã tin tưởng vào kịch bản, các đối tượng D1 sẽ chuyển cuộc gọi của nạn nhân cho D2. D2 là những đối tượng xưng là Đại úy A - cán bộ Cục Cảnh sát - Bộ Công an (hoặc đơn vị khác phù hợp), thông báo cho bị hại rằng giấy tờ tùy thân của ông/bà đang bị tội phạm lợi dụng phạm tội... (phù hợp với nội dung cuộc gọi của D1), yêu cầu phối hợp điều tra, đe dọa ra lệnh bắt tạm giam, lệnh phong tỏa tài khoản của bị hại.

Khi bị hại sợ hãi, đối tượng yêu cầu bị hại khai báo hiện dùng tài khoản ngân hàng gì, các tài sản (sổ tiết kiệm, tiền mặt, vàng, ngoại tệ, xe cộ...) hiện có để cơ quan chức năng xác minh, nếu không phải bị hại tiếp tay cho tội phạm sẽ trả lại.

Sau khi bị hại cung cấp các thông tin về tài khoản ngân hàng, mật khẩu…các thông tin này sẽ chuyển cho D3 (là các đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây), D3 yêu cầu bị hại ra ngân hàng đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, đọc thông tin đăng nhập và các mã OTP cho đối tượng, qua đó chiếm đoạt được tài khoản ngân hàng điện tử của bị hại.

Tiếp đó, các đối tượng D3 yêu cầu bị hại rút sổ tiết kiệm, vay tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng, rồi thao tác chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của bị hại đến các tài khoản ngân hàng của đối tượng để chiếm đoạt.

Tang vật vụ án.

Toàn bộ quá trình liên hệ với bị hại, các đối tượng luôn yêu cầu bị hại ở không gian độc lập, kín đáo, không được cho ai khác biết sự việc, thường xuyên giữ liên lạc để dễ dàng thao túng tâm lý bị hại. Các đối tượng trong đường dây lừa đảo trên hoạt động rất tinh vi, có tổ chức, hàng ngày trong cuộc họp các đối tượng chia sẻ kinh nghiệm lừa đảo, những cách nói chuyện, câu nói, từ ngữ nói với bị hại để đạt hiệu quả cao hơn.

Lừa đảo nhiều nạn nhân với trên 200 tỷ đồng

Quá trình theo dõi, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ từ 4h30p -  đến 8h ngày 6/2/2024, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an Nghệ An chủ trì phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, Công an các huyện Yên Thành, Con Cuông, Diễn Châu, Tân Kỳ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Tổ 373 (Công an Nghệ An)... và Công an TP HCM, Công an các tỉnh: Bình Thuận, Long An, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) đã phá thành công chuyên án, đồng loạt khám xét, bắt giữ 32 đối tượng trong đường dây tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, thu giữ nhiều tang vật có liên quan.

Ngoài Tăng Quảng Vinh (đối tượng cầm đầu đường dây), 31 đối tượng còn lại bị cơ quan Công an bắt giữ có 3 đối tượng trú tại TP HCM gồm Vũ Hoàng Minh Tuấn (SN 1992); Lê Tuấn (SN 1996) và Phạm Thanh Hậu (SN 1996) cùng 2 đối tượng trú tại các tỉnh Bình Thuận và Thanh Hóa gồm: Lê Văn Tâm (SN 1998), trú huyện Tánh Linh, Bình Thuận và Lê Tiến Tùng (SN 1991), trú tại huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.

Tại Nghệ An, liên quan tới đường dây trên, Cơ quan Công an đã bắt giữ 26 đối tượng trú tại tỉnh Nghệ An gồm: 15 đối tượng trú tại huyện Yên Thành, 7 đối tượng trú tại huyện Con Cuông, 3 đối tượng trú tại huyện Diễn Châu và 1 đối tượng trú tại huyện Tân Kỳ

Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam cư trú ở nhiều địa phương trên cả nước với số tiền lừa đảo khoảng hơn 200 tỷ đồng.

Hiện, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an Nghệ An đang tiếp tục đấu tranh mở rộng chuyên án.

Công an Nghệ An thông báo những ai là nạn nhân của nhóm đối tượng lừa đảo trên chưa liên hệ với Công an thì nhanh chóng trình báo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An để được phối hợp, giải quyết.

Qua chuyên án trên, cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại; Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch; Lực lượng Công an, viện kiểm sát, tòa án nếu làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng…

Trường hợp nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, internet banking, mobile banking, cần kịp thời thông báo cho Công an nơi gần nhất.                                       

Hoa Tiên - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

“Mai” trở thành phim Việt Nam có doanh thu ngày đầu công chiếu cao nhất mọi thời đại

Sau ngày đầu công chiếu (mùng 1 Tết Nguyên đán, tức ngày 10-2), tại hệ thống rạp trên toàn quốc, bộ phim “Mai” của đạo diễn Trấn Thành đã thu về 23,3 tỷ đồng, với 225.000 vé, phá kỷ lục của phim “Nhà bà Nữ” (23 tỷ đồng), trở thành phim Việt Nam có doanh thu ngày đầu công chiếu cao nhất mọi thời đại.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/bat-32-doi-tuong-gia-danh-can-bo-tu-phap-lua-dao-tren-200-ty-dong-d204272.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com