Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH giải đáp việc “nhận nhầm” tiền hỗ trợ ở Bình Dương

10/11/2021 16:26

Kinhte&Xahoi Chiều 10/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung đã “đăng đàn” trả lời chất vấn về 3 nhóm vấn đề: Việc thực hiện các gói hỗ trợ người dân; Giải pháp ứng phó tác động của đại dịch đến lao động, việc làm; Việc thực hiện hoạt động cứu trợ, thiện nguyện.

Đã giải ngân 60.000 tỷ đồng tiền hỗ trợ

 Đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) đề cập chuyện 22.900 người nhận tiền hỗ trợ nhầm tại Bình Dương và đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH giải trình.

Chung mối quan tâm, đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) yêu cầu đánh giá cụ thể về việc thực hiện các gói hỗ trợ, mức tiếp cận của người dân. Ông Tiến cũng yêu cầu Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải đáp cụ thể việc “nhận nhầm” tiền hỗ trợ.

Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) nêu câu hỏi chất vấn

Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) nêu ý kiến cử tri đề nghị đơn giản hóa thủ tục để tiếp cận các gói hỗ trợ.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu về trường hợp ở Bình Dương, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đính chính: "Sau khi có dư luận báo chí, tôi đã điện thoại cho Bí thư tỉnh Bình Dương và cử một Thứ trưởng của Bộ cùng đại diện Mặt trận Tổ quốc Trung ương vào làm việc; Qua đó xác định chỉ khoảng 1.490 trường hợp nhận tiền hỗ trợ sai.


Đây là chính sách hỗ trợ với người phải thuê trọ của tỉnh Bình Dương với mức 800.000 đồng/người. Chính tỉnh Bình Dương đã phát hiện số lượng đăng ký lớn, đáng nghi ngờ và rà soát ra số lượng 22.900 hồ sơ trùng lặp nhưng mới chỉ chi số tiền 1,6 tỷ đồng, đến nay đã hoàn trả đầy đủ".

Đánh giá hiệu quả của chính sách ban hành, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung điểm lại các chính sách đã ban hành cùng với quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ông nhấn mạnh, hầu hết các chính sách mang tính chất tình thế. “Với sự chỉ đạo của các lãnh đạo, chúng tôi đã làm ngày, đêm để ban hành 3 chính sách, đến nay các chính sách đã đi vào cuộc sống. Có khoảng 60.000 tỷ đồng đã được giải ngân, cơ bản là đúng đối tượng, đúng mục đích”, Bộ trưởng cũng xác định, quá trình thực hiện còn điều này điều kia, có những khuyết điểm nhất định như chậm giải ngân tiền, trường hợp này trường hợp kia phát nhầm, nhận nhầm.

Về câu hỏi đề xuất chính sách với với doanh nghiệp, Bộ trưởng chỉ rõ, Chính phủ, Thủ tướng giao nhiệm vụ chính về việc này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ LĐ-TB&XH đã hoàn thành 4 nhiệm vụ cơ bản là tham mưu ban hành chính sách về việc tạo điều kiện cho chuyên gia, người lao động, tạm hoãn một số khoản đóng để đỡ gánh nặng cho doanh nghiệp; Đề xuất chính sách chăm lo an sinh cho công nhân.

Hơn 2.500 trẻ mồ côi vì Covid-19

Trước nội dung đại biểu nêu về một số lượng lớn trẻ em ở TP HCM trở thành mồ côi sau đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, thế giới có hơn 1,5 triệu trẻ em trở thành trẻ mồ côi do dịch Covid-19. Việt Nam có hơn 2.500 em rơi vào tình cảnh này.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn

Về chế độ bảo trợ đối với trẻ em, Bộ trưởng đề cập đến quy định về chính sách đối với trẻ em trong các làng SOS. Tham khảo mức hỗ trợ chung chăm sóc trẻ em mồ coi so với thế giới thì khoảng 1,1-1,8 triệu đồng. Tại Việt Nam, những trẻ mồ côi có người thân chăm sóc thì mức hỗ trợ cũng đạt 1,8 triệu đồng.

Ngoài ra, tất cả những trẻ mồ côi do đại dịch lần này, nhiều mạnh thường quân đã cùng chung tay để lo cho trẻ em. Phương châm là vận động để tới nay các cháu đều có mái ấm gia đình, đều có người thân đỡ đầu, trường hợp không còn người thân thì lo tìm mẹ cho các cháu.

Trường hợp xấu nhất mới tính đến phương án sau cùng là đưa các cháu vào các cơ sở bảo trợ xã hội.

 Hạnh Nguyên - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Huy động nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa

Ngày 5/11, Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP Hà Nội sau đợt giám sát thực tế các địa phương về việc thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND TP về “Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Ba Vì (Hà Nội) có 7 xã miền núi gồm: Tản Lĩnh, Ba Trại, Yên Bài, Minh Quang, Khánh Thượng, Vân Hòa và Ba Vì với 6.583 hộ (bằng 41% tổng số hộ) tương đương 67.987 người dân tộc thiểu số. Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số luôn được huyện Ba Vì coi trọng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/bo-truong-bo-ld-tbxh-giai-dap-viec-nhan-nham-tien-ho-tro-o-binh-duong-182622.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com