Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Chính thức: WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu với dịch viêm phổi do chủng mới của virus corona

31/01/2020 09:06

Kinhte&Xahoi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (2019nCoV) gây ra.

WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu do chủng mới của virus corona (2019nCoV) gây ra. Ảnh: www.News.cn

Tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sĩ) vào rạng sáng 31/1 (theo giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (2019nCoV) gây ra.

Virus corona gây bệnh viêm phổi khởi phát từ Trung Quốc đã làm 170 người tử vong tại nước này và hơn 7.000 người nhiễm ở 19 quốc gia trên thế giới.

Trong thông báo được đưa ra trong cuộc họp báo tại Geneva, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Lý do chính của quyết định này không chỉ là do những gì đang diễn ra tại Trung Quốc mà còn do tình hình dịch bệnh tại những quốc gia khác."

Tổng giám đốc Tedros nhấn mạnh rằng quyết định tuyên bố Tình trạng khẩn cấp toàn cầu về y tế cộng đồng (PHEIC) đối với virus corona mới, chủ yếu là để bảo vệ các quốc gia khác ngoài biên giới Trung Quốc.

Số ca mặc bệnh liên quan đến virus corona tăng lên không ngừng. (Ảnh: Hãng tin Bloomberg)

Theo các quy định của WHO, Tình trạng khẩn cấp toàn cầu về y tế cộng đồng (PHEIC) được tuyên bố khi có tình huống "bất thường", "có rủi ro sức khỏe cộng đồng đối với các quốc gia khác từ sự lây lan của dịch bệnh", "đòi hỏi một phản ứng đồng bộ của quốc tế" trong việc ngăn ngừa dịch bệnh.

Việc chỉ định PHEIC sẽ cho phép WHO, kêu gọi các nước không đóng cửa biên giới hoặc hạn chế thương mại. Lý do vì cắt đứt du lịch và thương mại với một quốc gia đang đối phó với dịch bệnh được cho là không có khả năng ngăn chặn dịch bệnh.

PHEIC lần đầu tiên được ban bố tháng 4/2009 khi xảy ra dịch cúm lợn (H1N1), sau đó được ban bố tháng 5/2014 do bệnh bại liệt, lần thứ ba trong dịch virus Ebola ở Tây Phi và lần thứ tư là khi bùng phạt dịch virus Zika ở châu Mỹ.

Trong 2 phiên họp vào tuần trước đó, WHO từng từ chối tuyên bố dịch bệnh mới do virus corona gây ra là một PHEIC, với lý do họ tin tưởng Trung Quốc có thể kiểm soát tốt dịch bệnh bên trong đường biên giới của mình.

Nhưng trước diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan nhanh của dịch bệnh này, nhiều chuyên gia trên thế giới đã kêu gọi WHO xem xét tình trạng hiện tại và đưa ra cảnh báo đại dịch toàn cầu.

Cập nhật tình hình dịch, đại diện Bộ Y tế Việt Nam ngày 30/1 cho biết, tại Trung Quốc, dịch đã lan ra 31/31 tỉnh, thành phố.

Đến 7h sáng 30/1, nước này đã công bố 170 trường hợp tử vong; 7.771 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 12.000 ca nghi nhiễm.Số ca nhiễm và tử vong tăng vọt trong 24 giờ, tăng 38 người so với ngày 29/1. Dự báo con số này còn tăng cao trong 24 giờ tới.

Trên thế giới, ngoài Trung Quốc, dịch bệnh đã xuất hiện ở 17 quốc gia, trong đó có Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt Nam. Tổng số mắc trên toàn thế giới là 7.819 người, 170 người tử vong đều ở Trung Quốc.

Hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp nhiễm virus corona. Cùng với đó, cả nước có 65 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã được xét nghiệm loại trừ; 32 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly theo dõi, điều trị, chờ kết quả xét nghiệm; 43 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm vi rút nCoV. 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/chinh-thuc-who-ban-bo-tinh-trang-khan-cap-toan-cau-voi-dich-viem-phoi-do-chung-moi-cua-virus-corona-d116156.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com