Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Chủ động ứng phó mưa lũ tại các tỉnh Trung Bộ

11/10/2022 07:03

Kinhte&Xahoi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Công điện số 908/CĐ-TTg ngày 10/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó mưa lũ tại các tỉnh Trung Bộ.

Ảnh minh họa

Công điện nêu rõ, do ảnh hưởng của không khí lạnh, đã xảy ra mưa lớn tại các tỉnh Trung Bộ, đặc biệt là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi nhiều nơi đã có mưa rất lớn với tổng lượng mưa trong 24 giờ trên 300 mm, có nơi trên 550 mm, gây ngập cục bộ tại các khu vực thấp, trũng, chia cắt giao thông, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực Trung Bộ có thể vẫn tiếp tục xảy ra mưa lớn trong thời gian tới, nguy cơ cao xảy ra lũ, ngập lụt sâu cục bộ tại vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét tại vùng núi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 875/CĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2022, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, rà soát chủ động sơ tán nhân dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; bố trí lực lượng kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người. Các tỉnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi mưa lũ, ngập lụt; chủ động bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở, sẵn sàng tổ chức cứu trợ cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói.

Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác bảo đảm an toàn đối với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; chủ động điều tiết các hồ thủy lợi, thủy điện bảo đảm an toàn công trình, đồng thời góp phần giảm lũ cho hạ du.

Bộ Giao thông vận tải phối hợp với địa phương chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất, khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở do mưa lũ.

Bộ Y tế phối hợp với địa phương chỉ đạo, triển khai công tác y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân vùng lũ, bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau lũ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh và cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập, hạn chế thiệt hại.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng vũ trang chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu của địa phương.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương, địa phương tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến mưa lũ, chỉ đạo của cơ quan chức năng; phối hợp với cơ quan chức năng hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó để hạn chế thiệt hại do thiên tai.

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức trực ban theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền chỉ đạo, xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

Vũ Hiển - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Văn hóa Hà Nội - những mạch nguồn dào dạt

Nằm trong lòng con sông Hồng - sông Cái - sông Mẹ, Hà Nội ôm trọn tinh thần của nền văn minh các dòng sông, luôn miệt mài chảy mãi với những mạch nguồn dào dạt, với tâm ý lắng đọng phù sa cho đời. Trải qua ngàn năm kể từ ngày Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay, mảnh đất này dù trải qua bao thăng trầm lịch sử vẫn giữ vững vị thế "Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời". Trong đó, văn hóa Thăng Long, văn hóa Hà Nội chính là một “báu vật trao truyền” mà các thế hệ người Hà Nội nâng niu, gìn giữ, phát triển như chính tâm hồn, cốt cách của mình.

“Khúc ca khải hoàn” tái hiện đoàn quân tiến về Thủ đô

Hướng tới kỷ niệm 68 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022), ngày 5/10, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày “Khúc ca khải hoàn”. Nhiều nhân chứng lịch sử là các cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò, các chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Thủ đô năm 1954 cũng đã có mặt và kể lại những câu chuyện lịch sử thời kháng chiến.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/chu-dong-ung-pho-mua-lu-tai-cac-tinh-trung-bo-207709.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com