Đặc sắc Lễ rước kiệu tri ân công đức Vua Hùng
Kinhte&Xahoi
Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Đền Hùng năm nay, ngày 12/4 (tức ngày 8/3 âm lịch) Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương đã tổ chức Lễ rước kiệu
Ngay từ sáng sớm, các xã đã làm lễ rước kiệu về Đền Hùng
Đây là một trong những nghi lễ truyền thống trong chương trình Lễ hội Đền Hùng hàng năm, được duy trì và bảo tồn từ lâu đời, có ý nghĩa giao lưu văn hóa, gắn kết cộng đồng của nhân dân vùng ven khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Tham gia rước kiệu tại Lễ Hội Đền Hùng năm nay có 7 xã, thị trấn, dâng lễ vật cung tiến các Vua Hùng, gồm: Chu Hóa, Hùng Lô, Kim Đức, Vân Phú, Hy Cương (TP Việt Trì), Tiên Kiên, Hùng Sơn (huyện Lâm Thao). Ngay từ sáng sớm, các đoàn đã đồng loạt rước kiệu từ đình, đền ở địa phương mình về Đền Hùng.
Đi đầu Lễ rước kiệu là đội múa sư tử, tiếp đó là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đoàn người đánh chiêng, trống, rước biểu dấu và bát bửu, đội bát âm múa sinh tiền, rước tán lọng...
Các đoàn rước kiệu về Đền Hùngđã thực hiện nghi thức rước kiệu và dâng lễ vật lên các vua Hùng. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống được duy trì và bảo tồn từ hàng nghìn năm nay, có ý nghĩa giao lưu văn hóa, gắn kết cộng đồng.
Đội hình rước kiệu được sắp xếp theo trình tự. Đi đầu là đội múa sư tử, tiếp đó là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đoàn người đánh chiêng, trống, rước biểu dấu và bát bửu, đội bát âm múa sinh tiền, rước tàn lọng và đội kiệu, cuối cùng là quan viên và nhân dân, thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến xem.
Không khí Lễ rước kiệu tưng bừng, náo nhiệt nhưng rất thành kính, trang nghiêm
Lễ rước kiệu được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ và thể hiện tính cộng đồng, nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc, tri ân công đức tổ tiên, hướng về nguồn cội, hoạt động này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Theo Phapluatplus