Đảo Lý Sơn: Đất nông nghiệp bị "thổi giá" gấp 20 - 30 lần

10/08/2019 08:56

Kinhte&Xahoi Đất nông nghiệp tại đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đang được giao dịch với giá từ 1,5 - 2 triệu đồng/m2. Đất đang bị "thổi giá" khiến chính quyền huyện đảo lo lắng.

Theo UBND huyện Lý Sơn, việc mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang diễn ra khá phức tạp. Một số cá nhân trong, ngoài tỉnh và một số người dân Lý Sơn mua đất nông nghiệp với giá từ 1,5 đến 2 triệu đồng/m2. Mức giá này quá hấp dẫn nên nhiều người dân đã bán đất sản xuất.

Đất nông nghiệp tại đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đang được giao dịch với giá từ 1,5 - 2 triệu đồng/m2. (Ảnh minh họa)

Bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, giá đất nông nghiệp bị "thổi" lên quá cao sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Trước mắt, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện sẽ gặp khó khăn. Về lâu dài, người dân đã bán đất sẽ rơi vào thế khó khi không còn đất để sản xuất.

"Quy định bồi thường chỉ 60 ngàn đồng/m2, trong khi giá giao dịch bên ngoài lên đến 1,5 - 2 triệu đồng/m2. Do đó, nhiều dự án trên địa bàn huyện đang vướng khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng. Ngay cả dự án phục vụ đời sống tâm linh như mở rộng di tích Lăng Tân cũng đang vướng. Hiện còn 3 hộ không đồng ý bàn giao mặt bằng, đất nông nghiệp nhưng họ yêu cầu phải bồi thường 1 triệu đồng/m2", bà Hương cho biết.

Huyện Lý Sơn sẽ siết chặt công tác quản lý đất đai, ngăn chặn tình trạng "thổi giá" đất nông nghiệp.

Trước tình trạng này, UBND huyện Lý Sơn đã chỉ đạo rà soát, tăng cường công tác quản lý chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đồng thời, yêu cầu những cá nhân mua đất nông nghiệp phải ký cam kết chấp nhận mức bồi thường theo giá nhà nước nếu nằm trong diện thu hồi đất.

"Giá đất ở tại Lý Sơn đang ở mức cao, do đó nhiều cá nhân mua đất nông nghiệp rồi tìm cách chuyển đổi để thu lợi. Tuy nhiên, huyện sẽ siết chặt hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất, tiến đến hạn chế tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện", bà Hương khẳng định.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Soi xét độ dài váy của vợ: Cấm đoán hay quan tâm?

Đầu năm nay, trên truyền thông có đăng tải một bức ảnh khiến nảy sinh nhiều tranh cãi trái chiều. Bức ảnh chụp người đàn ông đang chỉnh váy cho vợ. Và theo lời cô con gái cũng chính là người chia sẻ bức ảnh thì ba cô không muốn mẹ cô mặc váy ngắn ra đường nên cố kéo váy dài qua gối…

Vì sao ngành xiếc ngày càng 'khát' diễn viên?

Những năm gần đây, ngành xiếc ngày càng “khát” diễn viên bởi nhiều nguyên do như: diễn viên rất khó sống bằng nghề; quá trình luyện tập gian nan, thời gian đằng đẵng; phải đối mặt với nhiều nguy hiểm đặc thù nghề nghiệp...

Nguồn: Dân Trí/ Pháp luật Plus