Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Chưa vội tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ dưới 12 tuổi

25/10/2021 14:42

Kinhte&Xahoi Theo PGS Nguyễn Lân Hiếu, trên thế giới hiện nay, việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 - 18 tuổi đã thống nhất và có bằng chứng khoa học, độ an toàn, hiệu quả đã rõ. Với trẻ dưới 12 tuổi vẫn đang còn nghiên cứu, do đó, chúng ta không nên vội.

PGS Nguyễn Lân Hiếu trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội

Sáng 25/10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội xung quanh kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định), Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, trên thế giới hiện nay, việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 - 18 tuổi đã thống nhất và có bằng chứng khoa học, độ an toàn, hiệu quả đã rõ. Với trẻ dưới 12 tuổi vẫn đang còn nghiên cứu, do đó, chúng ta không nên vội.

Những người trẻ được chọn tiêm nên ở độ tuổi 16 - 18 là học sinh cấp THPT bởi cơ thể các em đã phát triển hoàn chỉnh nên nguy cơ mắc bệnh không khác người trên 18 tuổi và nguy cơ chuyển biến nặng cũng gần như tương đương.

Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên, theo PGS Nguyễn Lân Hiếu nên thực hiện tiêm những trường hợp có yếu tố nguy cơ như bị béo phì, bệnh nền... Còn các trường hợp khác nên dựa vào nguyện vọng, nhu cầu của gia đình và chưa nên tiêm cho trẻ từ 1 - 3 tuổi.

Ông Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, trong giai đoạn này, khi chưa có kế hoạch rõ về việc tiêm vắc xin thì vẫn nên duy trì việc học trực tuyến. Nơi học trực tuyến khó khăn, vùng xanh thì nên đi học tại trường.

“Ví dụ trường hợp như ở tỉnh Phú Thọ, trong lớp học chỉ có vài ca mà lây nhiễm đến cả lớp, khiến trường học lại phải đóng lại. Vì thế, không thể nào một trường học cứ mở cửa, có vài ca dương tính lại đóng lại thì sẽ không ổn định cho việc học tập của các cháu. Do đó, tôi cho rằng, cần có lộ trình tiêm gắn với việc đi học trở lại là như vậy. Chúng ta chưa có vắc xin cho trẻ em thì chưa nên mở cửa trường học trực tiếp mà nên học online”, ông Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.

Trước băn khoăn khi TP Hà Nội có nhiều quận, huyện “vùng xanh” không hề có ca nhiễm nhưng vẫn phải học trực tuyến, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, chiến lược nếu nhiễm ngoài cộng đồng thì sẽ điều chỉnh, cách ly khoanh vùng ở diện nhỏ nhưng môi trường học rất khó vì học tập trung các em với nhau.

“Vì thế nên tôi mong chúng ta tiêm sớm và triển khai học. Khi có vắc xin dồn sức tiêm thì chỉ 1 tuần là tiêm xong cho học sinh THPT để đi học trở lại”, ông Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, đồng thời lưu ý vấn đề bây giờ là phải tập trung đẩy nhanh các kênh để có vắc xin

Ông cũng cho rằng chưa nên tiêm mũi thứ 3 trong năm nay mà cần đẩy nhanh độ phủ vắc xin 2 mũi. Có thể chỉ tính tiêm cho những trường hợp đặc biệt như suy giảm miễn dịch, ở địa bàn đặc biệt.

 Hạnh Nguyên - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đừng giết chết tiếng Việt bằng sự lai căng

Tiếng Việt dùng lẫn lộn cùng tiếng Tây đã là một thói quen hay thấy trong nhiều người trẻ, thậm chí cả lên sóng truyền hình. Những cách dùng từ này có nguy cơ làm giảm sự trong sáng của tiếng Việt.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/dbqh-nguyen-lan-hieu-chua-voi-tiem-vac-xin-phong-covid-19-cho-tre-duoi-12-tuoi-181222.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com