Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?

05/03/2022 16:02

Kinhte&Xahoi Xuất khẩu nông sản "không thể đường mòn lối mở mãi". Việc giải quyết tận gốc vấn đề đầu vào – đầu ra cho nông sản sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế. Đây cũng là nội dung chính được thảo luận tại Tọa đàm trực tuyến "Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức vào chiều ngày 4/3.

Tham dự Tọa đàm có các vị khách mời: Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương; bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Những năm gần đây, câu chuyện ùn ứ hàng xuất khẩu, nhất là nông, hải sản, ở các cửa khẩu biên giới phía bắc đã thành câu chuyện "đến hẹn lại lên", khiến cho điệp khúc buồn "biết rồi, khổ quá, nói mãi" của người nông dân "một nắng hai sương" cứ lặp lại như một vòng luẩn quẩn. Nhiều người còn ví von rằng đây là "căn bệnh cố hữu mà không thể có liều thuốc đặc trị”.

Đây cũng là mối quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đã có nhiều cuộc họp, cuộc làm việc để tìm giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Ba ‘cái bẫy” cần tháo gỡ: Mùa vụ, thương vụ, nhiệm kỳ

 Tại Tọa đàm, các khách mời đều khẳng định, trước tình hình ùn tắc nông sản ở cửa khẩu biên giới đường bộ ở thời điểm cuối năm 2021, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ngành, địa phương đã vào cuộc hết sức tích cực.

“Từ ngày 25/1 đến nay, với những nỗ lực ngoại giao và việc điều tiết trong nước, đã có 15.000 xe hàng được thông quan. Trước đây chỉ 7/13 cửa khẩu mở và thông quan hạn chế nhưng đến nay đã mở 13/13 cửa khẩu”, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, thông tin.

Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tình trạng ùn ứ xuất hiện trở lại ở các cửa khẩu biên giới phía bắc. Đến sáng 4/3, tại Lạng Sơn, lượng xe đang chờ xuất khẩu tại các cửa khẩu là 1.400 xe, trong đó có 800 xe chở nông sản.

“Trong khoảng thời gian từ nay đến 15/3, chúng tôi đang tạm dừng tiếp nhận hoa quả tươi đến các cửa khẩu Lạng Sơn. Dự kiến từ 15/3 đến 20/4, lượng xe hoa quả nông sản qua cửa khẩu Lạng Sơn lên tới 2.000 xe, bởi xung quanh địa bàn cửa khẩu có 500 xe lên và chờ hết thời gian tạm dừng tiếp nhận nông sản để vào các cửa khẩu Lạng Sơn. Lượng xe vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới khi nông sản đang vào chính vụ”, bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, cho hay.

Chỉ ra căn nguyên của việc ùn ứ hàng hóa nông sản ở các cửa khẩu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, đó chính là do tư duy sản xuất nông nghiệp mới chỉ chú ý đến việc tạo ra sản lượng, mà chưa có tư duy kinh tế, "mù mờ" đầu cung và cầu, không đi vào quỹ đạo, đôi khi giống như đi buôn chuyến nhiều hơn là hợp tác bài bản, kết nối cung cầu…

“Tôi phát hiện, mọi bẫy của chúng ta nằm ở 3 chỗ: Nông dân tư duy mùa vụ, mùa nào tính mùa đó; doanh nghiệp tư duy thương vụ, thương vụ nào tính thương vụ đó; còn chính quyền tư duy nhiệm kỳ. Chúng ta nghĩ ngắn quá, cho nên cứ thấp thỏm từng mùa vụ, như đánh bài may rủi, rồi khi gặp vấn đề lại trách thị trường khó tính, để ùn ứ; "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", nhiều khi chính chúng ta phải xem lại mình trước”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ.

Từ tiểu ngạch sang chính ngạch: Cần lộ trình và kế hoạch căn cơ

 Tại Tọa đàm, nhiều giải pháp đã được đưa ra phân tích để giải bài toán ùn tắc nông sản ở cửa khẩu như: Kịp thời truyền thông các chính sách về nhập khẩu nông sản của nước bạn; nâng cao chất lượng sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu; thúc đẩy ký kết các nghị định thư về kiểm dịch thực vật nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc; triển khai xây dựng “vùng xanh”, “luồng xanh” ở khu vực biên giới với quy trình, tiêu chuẩn phòng chống dịch COVID-19; tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường cho nông sản để bà con nông dân không còn phụ thuộc vào duy nhất thị trường Trung Quốc; đầu tư cho các chuỗi logistics trong nội địa dành riêng cho nông sản…

Đặc biệt, các khách mời đã dành nhiều thời gian để phân tích, đánh giá về giải pháp chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Đây cũng chính là chỉ đạo, yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ.

Dưới góc độ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Bình cho rằng đây là vấn đề lớn và cần thời gian dài mới có thể làm được. Vì mỗi phương thức hoạt động, mỗi phương thức kinh doanh tiểu ngạch, chính ngạch có đối tượng riêng. Chính ngạch có khách hàng của chính ngạch, có vị trí, địa điểm nhận hàng, phương thức thanh toán nhưng các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường chính ngạch rất khó khăn.

“Tôi đề nghị Bộ trưởng và Bộ Công Thương nên có hỗ trợ tích cực để doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường, với khách hàng. Để cho doanh nghiệp tự vận động, tôi nghĩ rằng rất khó”, ông Bình đề xuất.

Đồng quan điểm, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, cũng cho rằng, vấn đề chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch ở một thị trường nào đó cần thời gian. Gần đây, khi Trung Quốc áp các quy định tiêu chuẩn chất lượng thì doanh nghiệp gặp khó. Do đó, chính sách không đơn thuần là buôn bán lối đi cửa khẩu chính, phụ mà nằm ở 3 công đoạn.

Thứ nhất là, phát triển sản phẩm xuất khẩu phù hợp tiêu chuẩn, quy định thị trường. Thứ hai là vấn đề tổ chức xuất khẩu, vai trò các tỉnh, hải quan, biên phòng, công thương, nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật... làm thế nào để triển khai thủ tục nhanh hơn; vận tải cũng cần đa dạng hoá. Thứ ba là vấn đề thị trường. Trung Quốc đã gia nhập WTO, tham các hiệp định định RCEP, FTA ASEAN-Trung Quốc nên cần tuân thủ các nguyên tắc hiệp định.

“Hiện nay, việc xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở vẫn là thói quen. Nếu không phối hợp trao đổi giữa các bên để chuyển sang chính ngạch thì giải quyết vấn đề không đơn giản”, ông Chinh bày tỏ quan điểm.

Nêu thực tiễn cách làm hiện nay là chúng ta đưa hàng sang tuyển chọn phân loại, hàng tốt thì đối tác lấy, không đạt họ trả về nên tốn kém, mất quyền chủ động giao hàng, ông Chinh đề xuất cần lập các khu trung chuyển cho khách hàng Trung Quốc xem hàng (nếu cần), sau đó giao hàng. Các điểm trung chuyển không chỉ làm thủ tục hải quan, mà có thể tập trung cả tuyển chọn, phân loại, đóng gói theo tiêu chuẩn của bạn…

Còn theo ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, không phủ nhận trao đổi mậu dịch tiểu ngạch góp phần thúc đẩy nông nghiệp thời gian qua. Tuy nhiên, người xuất khẩu cũng gặp nhiều rủi ro khi mang hàng sang bên kia bên giới mới tính đến bán hàng.

Về lâu dài, doanh nghiệp cần tổ chức chặt chẽ, bảo đảm chất lượng, uy tín mới ký hợp đồng cung ứng đều đặn, hướng tới làm ăn lớn hơn, bài bản hơn. Cần thúc đẩy xu hướng này bởi hiện nay vẫn chủ yếu hàng hóa tập trung ở các địa phương giáp biên. Muốn duy trì kim ngạch lớn hơn, cần đẩy mạnh khuyến khích mậu dịch, để hàng nông sản vào sâu nội địa Trung Quốc hơn nữa.

Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà cho rằng vệc chuyển mạnh từ tiểu ngạch sang chính ngạch vẫn còn nhiều khó khăn như tập quán sản xuất, xuất khẩu, chất lượng hàng hoá, thói quen mua bán của cư dân biên giới...

Do đó, chúng ta cần nhìn vào định hướng phát triển nông nghiệp và định hướng thị trường của Trung Quốc để có lộ trình phù hợp. Từ 90% xuất khẩu tiểu ngạch không thể chuyển ngay thành 100% chính ngạch mà phải có lộ trình và kế hoạch căn cơ nhưng việc xây dựng lộ trình này là vấn đề cấp bách.

Bà Đoàn Thu Hà đánh giá, việc Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, các địa phương khẩn trương thành lập tổ nghiên cứu chính sách, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách để chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản hiện đang chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc là một giải pháp căn cơ.

“Tôi nghĩ đó là giải pháp quan trọng để các địa phương rà soát lại các tiêu chí, vùng trồng, sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, để cân đối giữa quy mô và thị trường tiêu thụ”, bà Đoàn Thu Hà bày tỏ.

‘Không khởi hành thì sẽ không có kết thúc, không thay đổi thì càng khó khăn hơn’

Lắng nghe trao đổi các khách mời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, mỗi sự thay đổi đều không đơn giản và đều phải có lộ trình nhưng nếu chúng ta không khởi hành thì sẽ không có kết thúc.

“Chúng ta cũng tách bạch ra các công việc: Việc nào bộ, ngành Trung ương làm, việc nào địa phương làm, việc nào hiệp hội ngành nghề làm. Chúng ta phải có cơ chế để hỗ trợ thêm trong quá trình một bên đang giằng xé, một bên vẫn còn lợi ích xuất khẩu tiểu ngạch hay đường biên lối mở với những khó khăn đối với xuất khẩu chính ngạch. Tôi nghĩ mọi sự thay đổi đều khó khăn, nhưng nếu không thay đổi thì càng khó khăn hơn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu quan điểm

Theo Bộ trưởng, phải tổ chức lại ngành hàng, từ khâu sản xuất đến thị trường thông qua hệ thống hạ tầng logistics. Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng về chủ trương đồng ý cho tỉnh Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trở thành Trung tâm kết nối nông sản xuất khẩu do tỉnh quản lý, doanh nghiệp tư nhân xã hội hóa đầu tư. Sau Quảng Ninh sẽ là tỉnh Lạng Sơn.

Tại Trung tâm này, phía bạn có thể đưa bộ phận thông quan, kiểm dịch sang, nghĩa là kiểm một lần bên này rồi xe chạy suốt, có thể đi sâu vào nội địa tùy theo mối quan hệ của thương nhân hai bên. Nếu có trường hợp ùn ứ, chúng ta đóng gói, sơ chế, tạm trữ được một thời gian để tránh nông sản nằm ở container với nhiều rủi ro. Khi xảy ra dịch bệnh thì đó là một "vùng xanh" để chứng tỏ nông sản của chúng ta bảo đảm tiêu chuẩn quy định phòng dịch của phía bạn.

Bộ NN&PTNT cũng đã trình Thủ tướng chủ trương hình thành Trung tâm kết nối nông sản ở Cần Thơ và sắp tới là một Trung tâm ở khu vực Tây Nguyên. Đây là hai vùng xuất khẩu nông sản chiếm tỉ trọng cao của cả nước và xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại hệ sinh thái ngành hàng, để đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa từng loại thị trường như thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…, thị trường trong nước.

Theo Bộ trưởng, cần nhận thức được rằng không phải chúng ta "một mình một chợ" mà phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu cùng một mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc. Bản thân Trung Quốc cũng trồng được những loại nông sản nhập của chúng ta. Sắp tới Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan sẽ ngồi lại phân tích câu chuyện thị trường khi chúng ta không phải "một mình một chợ" và độ khó khăn phức tạp càng cao hơn.

Mai Anh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ tại đường sách

Nhân kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2022), khu vực đường sách TP Hồ Chí Minh có chương trình “Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ - Phụ nữ là để yêu thương” từ ngày 5 - 8/3/2022 nhằm tri ân, tôn vinh sự cao đẹp và sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ, đồng thời giới thiệu các tựa sách mới, sách hay dành cho bạn đọc, đặc biệt là sách dành cho phụ nữ.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/de-nong-san-khong-un-tac-o-cua-khau-dau-la-giai-phap-can-co-191149.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com