Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Để phong tục cúng ông Công, ông Táo thêm ý nghĩa

02/02/2024 10:03

Kinhte&Xahoi Hôm nay ngày 2-2 (23 tháng Chạp), ngày mà các gia đình Việt Nam thực hiện nghi thức truyền thống cúng ông Công, ông Táo.

Phong tục truyền thống đẹp

Theo truyền thuyết, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu râu trông coi việc bếp núc. Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm của con người trong một năm. Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị thần Táo là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình.

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các nhà lại làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời.

Nhiều gia đình bày biện mâm cúng ông Công, ông Táo thịnh soạn và đặt ở ban thờ gia tiên vì cho rằng, ban thờ gia tiên vẫn là nơi tôn nghiêm, sạch sẽ. Ảnh minh họa

Cũng theo quan niệm và truyền thống từng vùng, miền, lễ cúng ông Công, ông Táo của người Việt Nam ở 3 miền cũng có sự khác nhau. Nếu như ở miền Bắc, các gia đình thường tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp), bởi dân gian quan niệm sau 12h trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Đồ lễ để cúng ông Công, ông Táo được bày biện cầu kỳ hay đơn giản còn tùy theo khả năng, điều kiện từng gia đình. Thông thường, lễ cũng có một bộ mã ông Công, ba bộ mã ông Táo và cá chép. Ngoài mâm ngũ quả, nhiều gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ mặn. Có gia đình bày biện thịnh soạn với đầy đủ với xôi, gà, giò, nem, canh măng miến... Cũng có gia đình đơn giản hơn với đĩa xôi, khoanh giò hay có thể cúng mâm cỗ chay.

Tùy theo quan niệm từng gia đình, mâm cúng ông Công, ông Táo được đặt tại ban thờ gia tiên hoặc ở khu vực vị trí bếp. Sau lễ cúng, các gia đình sẽ hóa vàng và thả cá chép ở khu vực ao, hồ gần nhà.

Cũng có nhiều gia đình bày biện mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo tại khu vực bếp nấu vì quan niệm, ông Công, ông Táo là các vị thần cai quản đất đai, bếp núc của các gia đình nên vị trí bếp là thích hợp. Ảnh minh họa

Trong khi đó, ở miền Trung vật phẩm không thể thiếu là tượng của tam vị Táo quân, mang đậm giá trị văn hóa dân gian. Tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm đủ đầy. Ở miền Nam, người dân không mua cá chép, không thờ áo mũ. Một số nơi có thêm mâm chè, xôi hay mâm trái cây đơn giản.

Văn hóa ứng xử đẹp trong ngày truyền thống

Trong đời sống tinh thần của người Việt, lễ cúng ông Công, ông Táo là nét phong tục, tín ngưỡng đẹp. Tuy nhiên, với đời sống ngày càng hiện đại, tục lệ này đang bị hiểu sai cả trong hình thức thể hiện lẫn trong tâm thức một số người dân.

Việc thả cá chép cần thực hiện văn minh, đúng cách để không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Theo nhà nghiên cứu di sản văn hóa, PGS.TS Trần Lâm Biền, nhiều gia đình đốt quá nhiều vàng mã, việc làm này không chỉ tốn kém tiền của mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống.

“Tôi thấy có người cho rằng thả càng nhiều cá chép, hay cá chép càng to sẽ càng tốt. Việc này không đúng, thực ra nhiều nhất chỉ 3 con là đủ. Lễ nào cũng vậy, quan trọng nhất là tấm lòng thành chứ không phải mâm cao cỗ đầy, càng nhiều lễ vật thì càng thiêng", PGS.TS Trần Lâm Biền nhận xét.

Ngay cả việc thả cá chép sao cho có văn minh, văn hóa cũng là vấn đề được phản ánh trong nhiều năm nay. Không ít người khi thả cá còn… thả cả túi nilon đựng cá xuống nước. Tại Hà Nội, vào ngày ông Công, ông Táo, những khu vực như cầu Long Biên, hồ Tây và nhiều ao hồ khác, tình trạng túi nilon nổi trên mặt nước hoặc vương vãi trên cầu, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn gây ô nhiễm môi trường khi một lượng lớn rác thải nilon xả ra môi trường với sự thiếu ý thức của người thả cá.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long - Hà Nội cho rằng, để phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc ý nghĩa hơn, ý thức tự giác và ứng xử văn hóa của người dân rất quan trọng. Việc thả cá cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt vì ngoài ý nghĩa tiễn ông Công, ông Táo về trời, còn mang nghĩa phóng sinh. Nhưng việc thả cá, để bảo đảm vệ sinh môi trường, không gây mất mỹ quan, cần ý thức của người thả.

“Hiện nay, nhiều khu vực người dân hay thả cá, hay một số đình, chùa có ao, hồ đã được đặt những thùng rác cùng với tấm bảng chỉ dẫn: Không vứt túi nilon xuống nước. Đó là việc cần thiết. Chỉ cần mỗi người dân ý thức thì ngày truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ trở nên ý nghĩa, trọn vẹn hơn”, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức bày tỏ.

Hoàng Lân - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ hội Gióng đền Sóc 2024: Khai mạc muộn hơn so với mọi năm

Là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của Hà Nội, lễ hội Gióng đền Sóc tại huyện Sóc Sơn diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm thu hút sự tham gia của nhiều du khách thập phương. Năm nay, lễ hội được tổ chức với nhiều điểm mới.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/de-phong-tuc-cung-ong-cong-ong-tao-them-y-nghia-657512.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com