Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị lớn đã tuân thủ nguyên tắc 5K phòng chống dịch bệnh, đảm bảo môi trường mua sắm an toàn cho người dân.
Khi xã hội giãn cách, ngành bán lẻ càng phải tăng cường phục vụ
Bán lẻ là ngành hàng phục vụ các nhu cầu thiết yếu. Bên cạnh việc thực hiện theo chỉ đạo của Chính Phủ, doanh nghiệp bán lẻ nói chung phải luôn mở cửa phục vụ, đảm bảo đầy đủ nguồn cung hàng hóa, dịch vụ thiết yếu với giá cả bình ổn. Không dừng lại ở đó, các doanh nghiệp ngành bán lẻ còn nhanh chóng chuyển mình, nỗ lực cung cấp đa dạng phương thức thuận tiện hơn để người dân dễ dàng mua sắm nhu yếu phẩm. Đơn cử như VinCommerce (đơn vị chủ quản của hệ thống VinMart/ VinMart+) đã nhanh chóng đẩy mạnh kênh bán hàng trên website; phương thức đi chợ hộ; ra mắt kênh mua sắm VinMart Online trên ứng dụng các ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt….)
Đề xuất tiêm vaccine sớm cho lao động ngành bán lẻ
Dịch bệnh tác động mạnh mẽ đến kinh tế, ngành bán lẻ đảm nhận vai trò cầu nối thông thương nhu yếu phẩm, nông sản cho người nông dân, kết nối nhà sản xuất đến người tiêu dùng. VinMart/VinMart+ luôn nỗ lực phối hợp với các nhà cung cấp hàng hóa nội địa và nhập khẩu, để đảm bảo nguồn cung luôn dồi dào, không để xảy ra tình trạng khan hàng, đứt hàng.
Tại hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc thường trực của VinCommerce đã có những chia sẻ về các phương án của công ty với việc tiêu thụ nông sản trong bối cảnh Covid-19 hiện nay. Bà Phương cho biết, với 2.500 siêu thị trên toàn quốc và 300 triệu lượt khách hàng mỗi năm, VinCommerce hoàn toàn có thể hỗ trợ cho các hộ nông dân và HTX nông nghiệp tiêu tụ sản phẩm. Đặc biệt, tại từng địa phương, cán bộ của VinCommerce trực tiếp tiếp cận với nguồn hàng của nông dân, đánh giá và lựa chọn sản phẩm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của công ty, từ đó giảm được thời gian di chuyển, giá thành được tối ưu và đảm bảo tiêu chí “Tươi ngon thượng hạng” của hệ thống cho mọi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Tiêu thụ vải thiều Bắc Giang tại VinMart.
Bên cạnh việc cung ứng đầy đủ hàng hóa, VinMart/VinMart+ tuyệt đối tuân thủ quy định 5K được Bộ Y tế đề ra, đồng thời vẫn đang áp dụng 3 tuyến phòng dịch để tạo điều kiện mua sắm an toàn cho khách hàng. Ngoài ra, nhằm bảo vệ sức khỏe cho tuyến đầu của các doanh nghiệp bán lẻ, giúp nhân viên yên tâm phục vụ người tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, song song tạo một môi trường mua sắm an toàn cho người tiêu dùng, VinCommerce đề xuất được cơ quan chức năng tạo điều kiện cho 22.000 nhân viên bán lẻ được ưu tiên tiêm vaccine, chi phí hoàn toàn cho doanh nghiệp đảm trách.
Văn phòng Bộ Công thương thông tin cho báo chí, cơ quan này cũng vừa nhận được kiến nghị, đề xuất của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và các hệ thống phân phối lớn về việc hướng dẫn đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19.
Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải vừa ký công văn số 3150 gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xem xét chỉ đạo Bộ Y tế và các cơ quan liên quan chính thức bổ sung nhóm đối tượng là người lao động tại các hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá thiết yếu (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…) và tại các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu vào danh sách nhóm đối tượng do ngân sách Nhà nước hỗ trợ được ưu tiên tiêm vaccine phòng dịch Covid-19.
Theo Bộ Công thương, việc bổ sung đối tượng này nhằm bảo vệ đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao do hàng ngày phải tiếp xúc với hàng triệu lượt khách hàng và bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân trong mọi cấp độ dịch bệnh.
Bộ Công thương cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan hỗ trợ tìm nguồn cung vaccine phòng Covid-19, hướng dẫn thủ tục hành chính nhập khẩu vaccine và tổ chức tiêm cho người lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành phân phối bán lẻ có nhu cầu tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người lao động bằng nguồn tài chính của doanh nghiệp.
Thu Nhung - Theo KTĐT