Hiện giá vàng tại thị trường trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 44,78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,98 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này tăng 60.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 44,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,92 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này tăng 30.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và giảm 30.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 44,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 45,02 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này giảm 50.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Tại thị trường thế giới, giá vàng đã tăng mạnh và đang được giao dịch tại ngưỡng 1.620,7 USD/ounce (Theo Kitco News).
Mức giá này tương đương khoảng 45,0 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.
Sau khi ngưỡng 1619,6 USD bị phá vỡ, xu hướng tăng giá của vàng sẽ rất bền vững. mục tiêu tiếp theo được các nhà đầu tư dự đoán sẽ là 1.700 USD/ounce.
Sau một chuỗi ngày tăng và liên tục lập các đỉnh lịch sử mới, thị trường chứng khoán Mỹ quay đầu giảm. Nền kinh tế Mỹ dưới thời ông Donald Trump đang bị đe bởi sự bất ổn và bất định do dịch bệnh từ Trung Quốc.
Chỉ số công nghệ Dow Jones giảm phiên thứ 3 liên tiếp, mức giảm là gần 166 điểm xuống xuống 29.232,19 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,3% xống 3.370,29 điểm.
Nhu cầu về mua vàng vàng dự trữ đang tăng cao do giới đầu tư lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc. Các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh, cũng vì lo ngại về sản xuất và nhu cầu tại Trung Quốc.
Nền kinh tế Trung Quốc cũng đã hoạt động trở lại sau một kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài hơn thường lệ. Tuy nhiên, sự trì trệ vẫn còn. Nhiều nhà máy vẫn chưa hoạt động như thường lệ và gây gián đoạn trong hoạt động không chỉ ở Trung Quốc mà còn gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu tại nước này.
Những quốc gia châu Á khác cũng sẽ chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Singapore hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 của nước này, trước khi điều chỉnh giảm.
Theo CNBC, nhà sản xuất điện thoại iphone - Apple của Mỹ vừa đưa ra thông báo lo ngại tình trạng gián đoạn do dịch bệnh COVID-19 sẽ ảnh hưởng tới đến sản lượng của hãng và nhu cầu của khách hàng ở Trung Quốc.
Ngoài đánh giá tác động của dịch bệnh lên tăng trưởng toàn cầu và tâm lý chuộng rủi ro, nhà đầu tư còn đang theo dõi liệu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có cảm thấy sức ép giảm lãi suất hay không.
Fed đến nay vẫn cho biết tác động của dịch bệnh là "rủi ro mới" với triển vọng của Mỹ. Hôm nay, cơ quan này sẽ công bố biên bản cuộc họp gần nhất. Đây sẽ là cơ sở để nhà đầu tư dự báo động thái sắp tới của Fed.