Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng: Nhiều địa phương “làm” nhưng không “ngay”

21/07/2021 07:39

Kinhte&Xahoi Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP, Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH đã yêu cầu triển khai ngay nhưng nhiều tỉnh đã “hẹn” tuần sau…

Để hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngày 1/7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP để triển khai gói 26.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động.

Tiếp đó, ngày 7/7, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện, triển khai gói hỗ trợ thế nào để kịp thời, đúng đối tượng, minh bạch, hiệu quả là những vấn đề được dư luận rất quan tâm.

Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, các địa phương căn cứ điều kiện, ngân sách để xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng được hưởng và mức hưởng cụ thể. 

Ảnh minh họa.

Khoảng 13 triệu lao động "điêu đứng" vì COVID-19

Tại hội nghị trực tuyến ngày 14/7, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: "Người dân đang rất khó khăn, đang từng ngày mong chờ được nhận hỗ trợ theo tinh thần nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.

Ngay trong tuần này, các địa phương phải triển khai ngay. Triển khai chậm là có lỗi, trục lợi là có tội với dân".

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cả nước có khoảng 13 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Trong đó, có trên 557.000 người bị mất việc, 4,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng việc, 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên... 

Đặc biệt, đợt dịch thứ 4 này đã, đang xâm nhập và tác động vào các khu công nghiệp và khu chế xuất, làm nghiêm trọng hơn những tác động tiêu cực đến người lao động.

Những tác động này khiến tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) ở mức cao, thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập hoặc đào tạo tiếp tục tăng và không có dấu hiệu dừng. Hầu hết các ngành kinh tế đều ghi nhận mức giảm thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước... 

Hơn 70.000 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc phá sản; 9,1 triệu lao động bị ảnh hưởng, 540.000 người mất việc; hàng triệu người giãn việc/ngưng việc; 40.000 lao động xong thủ tục nhưng không xuất cảnh được...

Chính phủ đã có nghị quyết 68 triển khai gói 26.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. "Chính sách đã lược bỏ nhiều thủ tục, rất đơn giản, dễ hiểu dễ thực hiện, các địa phương không cần ra thêm văn bản nào nữa.

Cần bắt tay ngay vào triển khai, không được chậm trễ nữa. Chậm nhất trong tuần này, các địa phương phải triển khai. Đơn vị nào chậm triển khai là có lỗi với dân, không chỉ trách nhiệm mà phải làm cả bằng cả tấm lòng chúng ta.

Nếu để xảy ra trục lợi, tiêu cực là có tội với dân. Đề nghị báo chí và các tổ chức giám sát, đơn vị nào chưa triển khai thì nêu tên, báo về bộ ngay...", Bộ trưởng Dung quyết liệt nói.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Dung nhấn mạnh lần đầu gói 4.500 tỉ hỗ trợ đào tạo nguồn lao động đón đầu "hậu COVID-19".

Đây là "thời cơ vàng" cho doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi Chính phủ rất quan tâm cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân.

Ảnh minh họa.

Việc triển khai của các tỉnh, thành…

Theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH, TP.HCM, Đồng Nai, Long An... đã ban hành quyết định hỗ trợ lao động tự do thì nhiều địa phương vẫn đang trong quá trình xây dựng dự thảo.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu các địa phương cần giảm bớt thủ tục, giấy tờ để tiền hỗ trợ đến người dân sớm nhất.

Chiều ngày 18/7, trả lời phóng viên, ông Nguyễn Nhân Chinh - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cho biết, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ từ ngày 14/7 và đang nhận hồ sơ.

Đối với lao động tự do, các huyện thị đang rà soát và dự kiến tỉnh sẽ ban hành quyết riêng vào ngày 21/7. Ngay khi có quyết định thì người lao động nhận hỗ trợ ngay".

Cũng theo ông Chinh, quan điểm của Bắc Ninh là "bám sát" Quyết định 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai một cách nhanh nhất để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động để duy trì sản xuất và không làm đứt gãy chuỗi sản xuất.

Tại tỉnh Lạng Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đàm Văn Chính cho hay, trên địa bàn tỉnh đã có đơn vị là huyện Hữu Lũng, huyện Chi Lăng và TP Lạng Sơn đang thực hiện chi trả hỗ trợ cho các hộ kinh doanh là 3 triệu đồng/hộ một lần theo Quyết định 68/QĐ-CP.

Về việc hỗ trợ với lao động tự do, tỉnh Lạng Sơn đã ủy quyền cho các huyện tự triển khai hỗ trợ doanh nghiệp và lao động rồi báo cáo cho tỉnh.

Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn dự kiến tham mưu UBND tỉnh này hỗ trợ đối tượng lao động tự do với mức 50.000 đồng/người/ngày.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở LĐ-TB&XH tỉnh này là đầu mối đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát đối tượng thuộc diện hưởng chính sách trước ngày 20/7.

Mặt khác, tại TP Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết tuần tới thành phố sẽ có quyết định hỗ trợ các đối tượng theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/QĐ-TTg. 

Nguyên nhân TP Hà Nội chậm triển khai gói 26.000 tỉ được các địa phương đưa ra là "phải xác định, rà soát tiêu chí từng nhóm đối tượng" và trình UBND tỉnh quyết định, thống nhất.

Ngoài ra, đa số các tỉnh "bám sát" hỗ trợ các đối tượng theo Quyết định 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Hải Phòng và Quảng Ninh, Sở LĐ-TB&XH các tỉnh này đã trình kế hoạch và đang chờ UBND thành phố, tỉnh thông qua. Sau đó, các đơn vị chức năng sẽ rà soát để có thống kê cụ thể. Hiện, địa phương chưa có thống kê cụ thể bao nhiêu người thuộc diện cần hỗ trợ.Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Nam và Sở LĐ-TB&XH Thái Bình cho hay, các đơn vị vẫn đang lấy ý kiến các sở, ngành để xây dựng kế hoạch, dự kiến sang tuần mới trình UBND tỉnh xem xét.

(Tiến Thắng)
 

 Gia Hải - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Loạn danh xưng nghệ sĩ

Danh xưng nghệ sĩ là thành quả của những cống hiến, sáng tạo của những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/goi-ho-tro-26000-ty-dong-nhieu-dia-phuong-lam-nhung-khong-ngay-d161013.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com