Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Gửi trọn niềm tin cho ngày “ca khúc khải hoàn" Bài 1: Khí thế lên đường góp phần chống dịch

26/08/2021 10:15

Kinhte&Xahoi Trước tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng tại các tỉnh thành phía Nam, đông đảo quân y, y bác sĩ... từ Hà Nội đã hăng hái lên đường chống dịch. Đây có thể nói là lần tổng động viên quy mô nhất từ khi dịch Covid-19 diễn ra đến nay. Trước khí thế, tinh thần quyết tâm chiến đấu với dịch đến cùng của những người “xông pha trận địa” lần này, chúng ta có thể gửi trọn niềm tin yêu cho họ để mong sớm ngày "ca khúc khải hoàn".

Giống như những người Hà Nội vào Nam chiến đấu "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / mà lòng phơi phới dậy tương lai" xưa kia, hình ảnh lực lượng đông đảo, hùng hậu, khí thế quyết tâm của quân y, bộ đội, y bác sĩ, công an lên đường vào những ngày này khiến ai nấy đều xúc động.

Quyết tâm diệt “giặc”

Theo dõi “thời sự Covid” những ngày này, bên cạnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì thông tin lực lượng từ Hà Nội vào Nam giúp sức chống dịch rất được dư luận quan tâm.

Theo đó, tổng cộng 1.391 người (gồm 452 bác sĩ, điều dưỡng và 939 học viên quân y từ năm thứ 3 đến năm thứ 6) sẽ triển khai thành 451 tổ quân y cơ động, thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Sở chỉ huy phòng, chống dịch của Bộ Quốc phòng tại khu vực phía Nam.

Lực lượng này nhận nhiệm vụ tại các xã, phường ở TP HCM để cùng ăn, cùng ở với Nhân dân, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại địa phương.

Buổi lễ xuất quân của đoàn Học viện Quân y vào Nam chống dịch trang trọng và tràn đầy khí thế

Trọng tâm nhiệm vụ của lực lượng tăng cường vào TPHCM lần này là lấy mẫu xét nghiệm; Tiêm vắc xin; Quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh thông thường; Quản lý, chăm sóc các trường hợp F0 cách ly, điều trị tại gia đình, phối hợp vận chuyển, chuyển tuyến khi có yêu cầu và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.

Đại tá Nguyễn Anh Tuấn - Hệ trưởng hệ sau đại học, Học viện Quân y, trưởng đoàn cho biết, lực lượng quân y này có nhiệm vụ đi đến từng nhà có bệnh nhân F0 để thăm khám, theo dõi sức khỏe hàng ngày... và đặc biệt là chia sẻ những vấn đề về tâm lý với người bệnh.

"Chúng tôi vào đây bao giờ xong việc, dập hết dịch mới về. Chúng tôi thực hiện tất cả nhiệm vụ mà cơ quan, quân đội giao và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bằng những gì được đào tạo", đại tá Tuấn chia sẻ.

1.500 sinh viên, giảng viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai lên đường chi viện đợt này là lực lượng có nhiều kinh nghiệm trong các đợt dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Toàn đoàn đã tiêm vắc xin Covid-19 và xét nghiệm PCR âm tính SARS-CoV-2 trước khi vào TP HCM.

Tất cả quyết tâm hết dịch mới về

Từ khi dịch bắt đầu bùng phát mạnh tại miền Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã có nhiều đoàn công tác lên đường chi viện, gần nhất là ngày 18/8 với 200 cán bộ y tế tăng cường. Tới nay, có tổng số khoảng 500 y, bác sĩ Bạch Mai đang chung tay chống dịch, tham gia điều trị Covid-19 tại TP HCM.

Bên cạnh đó là lực lượng bác sĩ từ các bệnh viện, bộ đội biên phòng… cũng được tổ chức “Nam tiến” với quyết tâm cao diệt “giặc Covid”. Những hình ảnh, con số này như những điểm sáng xua tan bóng đen của thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) cho rằng, việc huy động lực lượng công an, quân đội vào hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam lúc này là quyết định sáng suốt, đúng đắn và rất cần thiết của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng thể hiện sự chung sức, chung lòng của tất cả các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là sự cần thiết của những lực lượng này với “cuộc chiến” chống dịch Covid-19 hiện nay.

Đi theo tiếng gọi của Tổ quốc và mệnh lệnh trái tim

 Không phải mưa bom bão đạn khi xưa, không còn đi bộ, hành quân băng rừng xẻ núi, trước tình hình cấp bách của dịch bệnh, hàng loạt chuyến bay chở theo nhân lực, vật lực vào Nam chống dịch. Dù vậy, họ đi vào một nơi cũng nguy hiểm và khốc liệt không kém gì trận địa thời chiến tranh xưa. Khi Tổ quốc gọi, người Hà Nội tiếp tục lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc cũng là mệnh lệnh của trái tim mình.

Động viên đoàn 122 bác sĩ lên đường vào Nam chống dịch, PGS. TS Trần Danh Cường - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhấn mạnh, hơn lúc nào hết, sự đoàn kết, chung tay, chung sức của các nhân viên y tế để tham gia hỗ trợ, giúp đỡ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam vượt qua giai đoạn khó khăn lúc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Họ đi theo tiếng gọi của Tổ quốc và mệnh lệnh trái tim

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương không giấu nổi xúc động khi bày tỏ: "Đây cũng là mệnh lệnh từ trái tim của những người chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch, hành động vì nghĩa đồng bào, vì lợi ích, sức khỏe, tính mạng của cộng đồng”.

Phát biểu tại lễ xuất quân ngày 23/8, Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cũng nhấn mạnh: “Đây là thời điểm mà hơn lúc nào hết, người dân TP HCM và các tỉnh phía Nam rất cần đến chúng ta. Vì vậy, hãy nhanh chóng, chủ động đến với đồng bào bằng tinh thần xung kích của người lính, bằng trí tuệ, năng lực của người thầy thuốc quân y, mang theo lời dạy của Bác Hồ - lương y như từ mẫu".

Những nụ cười và ánh mắt rạng ngời của từng đoàn, từng lớp người Hà Nội vào Nam chống dịch là những khoảnh khắc vô cùng đẹp, thể hiện sức trẻ, lòng quyết tâm và quyết chiến quyết thắng. Chính bởi vậy, những hình ảnh này đã được người dân, đặc biệt là trên mạng xã hội, các diễn đàn chia sẻ rất nhiệt tình, nhân lên sức mạnh cộng đồng để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.

Trong các bình luận, mỗi người đều gửi gắm vào đây sự tự hào. Tự hào vì mỗi người “xông pha chiến trận” đều cố gắng khắc phục khó khăn, xếp lại những lợi ích riêng tư để thực hiện nhiệm vụ, thực hiện nghĩa cử cao đẹp của hai tiếng đồng bào. Bởi vì, một khi còn dịch bệnh, còn chết chóc, còn lây lan thì không ai có thể đảm bảo sự an toàn cho bản thân, cho gia đình được. Một khi dịch bệnh còn thì rất khó có thể yên tâm mưu cầu những hạnh phúc của riêng mình.

1.500 sinh viên, giảng viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai lên đường chi viện cho miền Nam yêu thương

Nhiều người dùng mạng xã hội cũng chia sẻ những hình ảnh dễ thương, hồn nhiên, những nụ cười tỏa nắng của các chiến sĩ chống dịch bởi họ tự hào về lực lượng công an, quân đội hay y tế của mình. Nhiều gương mặt của các chiến sĩ quân y, bác sĩ “bỗng chốc” được bao người không quen biết cảm phục, ca ngợi một cách thân tình như người nhà của mình. Chính sự động viên, khích lệ của “người hậu phương” này càng làm khí thế tăng cao, giúp “người tiền tuyến” vững vàng nơi tuyến đầu đầy gian nguy, thử thách.

Chính vì thế, sự tỏa sáng, tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao này còn mang theo bao hy vọng. Dân tộc Việt Nam vẫn luôn thương yêu, đùm bọc nhau vượt qua bao khó khăn gian khổ. Dịch bệnh phức tạp là vậy, thiệt hại về người và của nhiều như vậy nhưng chúng ta vẫn không bao giờ lùi bước bởi tính kỉ luật cao, trách nhiệm cao của các lực lượng tham gia chống dịch.

(Còn nữa)

 Thúy Na - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đừng biến mình thành “những con virus viết Facebook”

Mấy ngày nay, dân mạng truyền nhau mẩu chuyện “đi chợ giúp dân” của chiến sĩ bộ đội. Một số cư dân mạng lấy việc người chiến sĩ nói ngọng và sự khác biệt ngôn ngữ giữa vùng, miền, mua vui trong những câu chuyện cười cợt. Đông đảo người dân và bạn trẻ cả nước đã lên tiếng về việc này…

Triển lãm ảnh trực tuyến về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 19/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức triển lãm ảnh chủ đề “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với ATK (An toàn khu) Thái Nguyên” bằng hình thức trực tuyến kết nối với 9 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh cùng bảo tàng một số tỉnh như Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Giang, Điện Biên và gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Triển lãm cũng được đăng tải trên các trang thông tin điện tử, trang fanpage cùng các mạng xã hội khác.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/bai-1-khi-the-len-duong-gop-phan-chong-dich-174977.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com