Hà Nội: Các trường ở 74 xã, phường đổi màu cam chuyển sang dạy học trực tuyến

28/02/2022 07:17

Kinhte&Xahoi Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có thông báo gửi Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường THPT; Giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội về việc tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn.

Theo đó, để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các Trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường THPT; Giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên báo cáo UBND quận, huyện, thị xã xin ý kiến chỉ đạo và thông báo đến các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn các xã, phường, thị trấn nếu có mức độ dịch ở cấp độ 3 thì cho học sinh tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến kể từ ngày 28/2.

Các trường ở 74 xã, phường cấp độ dịch mức độ 3 chuyển dạy học trực tuyến

Cũng trong ngày 27/2, Sở GD&ĐT Hà Nội có công văn gửi UBND các quận, huyện, thị xã; Phòng GD&ĐT; Trường THPT; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc điều chỉnh hình thức dạy học tại các trường để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt phòng chống dịch.

Đối với các trường trên địa bàn 18 huyện, thị xã: Cho học sinh khối lớp 1,2,3,4,5,6 chuyển trạng thái dạy học trực tiếp sang trực tuyến để phòng chống dịch từ ngày 28/2 cho đến khi có thông báo mới của thành phố; Học sinh các khối lớp 7,8,9,10,11,12 và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên vẫn đi học trực tiếp theo kế hoạch.

Học sinh từ khối lớp 1 đến 6 ở 18 huyện, thị xã chuyển sang học trực tuyến từ ngày 28/2

Đối với các trường học trên địa bàn 12 quận, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tiếp tục học trực tuyến để phòng chống dịch; Các khối lớp 7 đến 12 tiếp tục học trực tuyến. Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà.

Trong công văn, Sở GD&ĐT cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ vào tình hình thức tế dịch COVID-19 tại địa phương và sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, chủ động chỉ đạo các nhà trường đóng trên địa bàn chuyển trạng thái học tập linh hoạt (trực tiếp hoặc trực tiếp) để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên.

Theo Thông báo số 149/TB-UBND, 74 xã, phường, thị trấn của 23 quận, huyện có mức độ dịch ở cấp 3:

Ba Đình gồm 2 phường Điện Biên và Trúc Bạch; Bắc Từ Liêm 4 đơn vị (Cổ Nhuế 1, Thượng Cát, Xuân Đỉnh và Xuân Tảo); Chương Mỹ 5 đơn vị (Đông Phương Yên, Lam Điền, Phú Nghĩa, Trung Hòa, Trường Yên); Đan Phượng 3 đơn vị (Hạ Mỗ, Tân Lập, Thượng Mỗ).

Đông Anh 8 đơn vị (Đại Mạch, Đông Anh, Đông Hội, Kim Chung, Tiên Dương, Vân Hà, Vĩnh Ngọc và Võng La); Đống Đa 1 đơn vị (Khâm Thiên), Gia Lâm 2 đơn vị (Đa Tốn và Phù Đổng); Hà Đông 3 đơn vị (Kiến Hưng, Vạn Phúc và Văn Quán); Hai Bà Trưng 2 đơn vị (Bạch Mai và Nguyễn Du).

Hoài Đức 3 đơn vị (Kim Chung, Vân Côn và thị trấn Trạm Trôi); Hoàn Kiếm 1 đơn vị (Chương Dương); Hoàng Mai 1 đơn vị (Đại Kim); Long Biên 3 đơn vị (Bồ Đề, Phúc Lợi và Thượng Thanh); Mê Linh 5 đơn vị (Liên Mạc, Mê Linh, Tiến Thắng, Văn Khê và Vạn Yên).

Nam Từ Liêm 6 đơn vị (Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Phú Đô, Tây Mỗ, Trung Văn và Xuân Phương); Quốc Oai 2 đơn vị (Tân Hòa và Thạch Thán); Sóc Sơn 5 đơn vị (Đông Xuân, Kim Lũ, Phú Minh, Trung Giã và Xuân Thu); Tây Hồ 1 đơn vị (Quảng An); Thạch Thất 8 đơn vị (Bình Yên, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Hương Ngải, Lại Thượng, Liên Quan và Phú Kim).

Thanh Oai 2 đơn vị (Cự Khê, Thanh Thùy); Thanh Trì 3 đơn vị (Ngọc Hồi, Tân Triều và Vĩnh Quỳnh); Thanh Xuân 1 đơn vị (Kim Giang); Thường Tín 3 đơn vị (Hòa Bình, Lê Lợi, Nghiêm Xuyên). 

Đình Trung - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phát triển công nghiệp văn hóa từ tiềm năng lễ hội: Một trụ cột quan trọng của tài nguyên mềm văn hóa Thủ đô

Lịch sử ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội luôn gắn liền với sự hình thành và sức sống của các lễ hội. Lĩnh vực này cũng được xem như một trong 8 trụ cột của tài nguyên mềm văn hóa có thể giúp Thủ đô vươn mình mạnh mẽ trong hành trình phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng Thủ đô và đất nước.

Phim Việt Nam vươn đến giải thưởng quốc tế: Gian nan hành trình tỏa sáng...

Thời gian gần đây, có những phim Việt Nam ghi dấu ấn ở một số giải thưởng, liên hoan phim quốc tế. Song, để đoạt giải hay được đề cử ở các giải thưởng điện ảnh quốc tế uy tín như Oscar - giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ, Liên hoan phim quốc tế Cannes (Pháp), Liên hoan phim quốc tế Berlin (Đức), Liên hoan phim quốc tế Venice (Italia)… vẫn là mơ ước của giới làm phim Việt Nam. Phải nhìn nhận, hành trình để phim Việt tỏa sáng ở các giải thưởng này vẫn còn nhiều gian nan.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/cac-truong-o-74-xa-phuong-doi-mau-cam-chuyen-sang-day-hoc-truc-tuyen-190748.html