Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Hùng Vương thứ 7, vị vua đầu tiên và duy nhất lên ngôi nhờ thi tuyển

21/04/2021 08:13

Kinhte&Xahoi Chuyện thi tuyển vào các vị trí quan chức ngày nay không lạ, nhưng bạn có biết mấy nghìn năm trước đã có vị vua Hùng được ngôi báu nhờ về nhất trong một kỳ thi?

Nhắc đến các vua Hùng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 (âm lịch), không thể không nhớ đến một vị vua đặc biệt: Hùng Vương thứ 7. Ông là một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong 18 đời vua Hùng. Tên ông quen thuộc với tất cả con dân Việt, được mỗi người Việt Nam nhớ đến vào dịp Tết Nguyên đán. Những câu chuyện về Hùng Vương thứ 7, cũng như các đời vua Hùng khác, đều là truyền thuyết dân gian, không thể kiểm chứng bằng các sử liệu.

Hoàng tử nghèo thi tuyển làm… vua

Tương truyền, Hùng Vương thứ 6 có 33 con trai (con vua Hùng được gọi là quan lang) và 19 con gái (gọi là các mỵ nương). Sau khi phá tan giặc Ân, đất nước bình yên, ông nghĩ đến chuyện tìm người kế thừa ngôi báu, bèn gọi các con trai đến phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý. Cuối năm nay, mỗi con hãy mang đến mâm cỗ với các thứ mỹ vị để ta dâng cúng tổ tiên, làm tròn đạo hiếu, cỗ của ai khiến ta vừa ý nhất thì sẽ được truyền ngôi”.

Mấy chục vị quan lang đều cho người tỏa đi khắp đất nước, từ rừng sâu, núi cao để biển cả xa xôi tìm của ngon vật lạ. Riêng vị lang thứ 18 có tên là Liêu vốn nghèo khó, mẹ trước kia bị vua cha ghẻ lạnh nên chết sớm, tả hữu ít người giúp đỡ nên nhìn quanh ngó quẩn không nghĩ được món gì dâng lên. Bỗng một đêm, Lang Liêu mộng thấy thần hiện lên bảo: “Các vật quý trong trời đất không gì bằng gạo. Gạo do người làm ra, có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán. Nay hãy đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng cho trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”.

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều người nhớ đến vị vua Hùng là "tác giả" của bánh chưng, bánh giày.

Lang Liêu tỉnh dậy, càng nghĩ càng mừng, nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”. Rồi chàng cho người chọn thứ gạo nếp trắng tinh, chọn những hạt tròn mẩy nhất vo sạch để làm loại bánh hình vuông tượng trưng cho đất, ở giữa cho nhân gồm đậu xanh, thịt lợn, ngoài bọc lá xanh, đại diện cho cây cỏ muông thú. Bánh gói xong nấu trong nhiều giờ cho chín, gọi là bánh chưng. Chàng lại cho đồ chín gạo nếp giã nhuyễn, nặn thành bánh hình tròn tượng trưng cho trời, gọi là bánh dày.

Đến kỳ, các quan lang dâng lên vua cha những mâm cúng toàn của ngon vật lạ mà họ lùng kiếm ở chân trời góc bể, riêng mâm cỗ của quan lang thứ 18 là đơn sơ nhất, đến nỗi các anh em chàng đều tỏ ý cười cợt, xem thường. Không ngờ vua Hùng lại dừng lại ở mâm của Liêu lâu nhất. Ngài hỏi con trai về ý nghĩa, cách làm 2 loại bánh lạ, càng nghe càng gật gù hài lòng, cảm thấy 2 loại bánh này khi dâng cúng sẽ thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của ngài đối với tổ tiên và trời đất. Vua bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, người trở thành Hùng Vương thứ 7.

Vị vua ở ngôi 200 năm

Theo Ngọc phả Hùng Vương do Hàn lâm trực học sĩ Nguyễn Cố phụng mệnh vua Lê biên soạn vào năm 1470, vua Hùng thứ 7 có hiệu là Hùng Chiêu Vương, là một trong những vua Hùng sống rất thọ, ở ngôi đến 200 năm.

Cũng theo cuốn sách này, trong thời Hùng Chiêu Vương trị vì, đạo Phật được  truyền vào nước ta. Từ các đời vua trước, Ngọc phả có nhắc đến đền chùa nhưng việc tế tự chỉ thấy nói đến thờ thần tiên, tổ tiên, đến vua Hùng thứ 7 mới thấy xuất hiện các từ của nhà Phật như biển Giác, Bát nhã, Niết bàn, ăn ở chay tịnh... Cụ thể, Ngọc phả viết: “…Bỗng thấy một lão ông mình vàng mặt ngọc cưỡi mây bay xuống. Vua lạy chào rồi mời lão ông vào trong điện chùa. Lão ông nói: ‘Ta là thần miền Tây Vực, cư trú lâu ngày ở biển Giác, chu du trên thuyền Bát nhã (trí tuệ), không nhiễm lòng trần. Nay ta đang đi phơi thuốc ở đường đến Niết bàn, thấy nơi đây dân chúng lòng thành cảm cách, râm ran tiếng cầu kinh xướng kệ, cho nên ta cảm ứng mà đến đây’.

Vua mừng thầm: ‘Nhân tâm thành ý, thiên ý tất thông’. Trong chốc lát, cụ già lấy trong ống tay áo ra một chiếc móng rồng bằng ngọc đem trao cho vương. Liền đó một đám mây ngũ sắc hiện ra sáng loá cả núi rừng. Lão ông bước lên đám mây ấy mà bay lên trời.

Bấy giờ Hùng Chiêu Vương mới biết đó là đức Phật bèn sụp quỳ lạy tạ. Ngày hôm ấy vua truyền cho bách quan triều thần ăn ở chay tịnh rồi lập đàn cúng ở chùa, cung thỉnh bách thần đến hội ở núi Thượng Linh".

Đời Hùng Chiêu Vương còn có một sự kiện đặc biệt nữa được Ngọc phả kể lại, đó là xuất hiện ấn kiếm tượng trưng cho vương quyền: “Rồi đó Chiêu Vương ngự giá về cung, sai đem khối ngọc khắc thành quả bảo ấn, đem chiếc móng rồng bằng ngọc tạc thành cái chuối kiếm. Trên mặt ấn khắc 3 chữ ‘Thiên Linh ấn’, trên chuôi gươm cũng khắc 3 chữ ‘Thiên Lĩnh nhẫn’. Từ đó xã tắc vô lo, triều đình yên tĩnh”.

Lấy vợ tiên

Sách Ngọc phả Hùng Vương kể, một hôm trời đẹp, quần thần tâu với Hùng Chiêu Vương: “Chúng thần nghe nói núi Tam Đảo là nơi quần tiên thường hay đến hội”. Vua vốn trọng việc quỷ thần, bèn truyền chuẩn bị xe loan đến đó thưởng ngoạn. Nơi đây cảnh đồi vóc núi gấm, lâu đài lớp lớp toả sáng, hoa cỏ đua thơm. Đầu ngọn núi nhỏ có ngôi chùa cổ tên là chùa Tây Thiên dựng trên khoảnh núi địa thế như con rồng trắng bay sà xuống.

Vua bèn cho dựng đàn tràng, sửa dọn lễ chay, sai quần thần dâng tiến đứng chầu, chính mình làm lễ bái yết; lại sai mở một tràng công đức ở trong chùa, vua thân đến dâng lễ, sớm cầu tối nguyện trong bảy ngày bảy đêm, trai gái bốn phương kéo về dự hội đông như mây họp. Chim chóc chốn sơn lâm, cá tôm dưới khe suối cũng được nghe kinh kệ.

Sau đó, vua đến bên khe Thạch Bàn để xem tiên cảnh, bỗng thấy trên lầu điện nguy nga khói sương lấp lánh, lâu đài đất Phật hiện lên, đúng là cảnh Bồng Lai. Vua bèn vào chùa Phù Nghi, đứng xem tiên đàn, khấn nhẩm lời cầu nguyện Hoàng thiên thượng đế, rồi gọi triều thần đến hội chầu. Khi mọi người đã sửa sang áo mũ nghiêm trang, vua đọc văn khấn: “Cúi nguyện Hoàng thiên cho các vị thần tiên giáng xuống cho tôi cùng triều thần có dịp hạnh ngộ, thoả lòng mong uớc ba sinh”.

Đọc chúc xong, vua sụp xuống lạy tạ. Nhưng sau ba ngày vẫn không thấy bóng dáng của các vị tiên. Hùng Chiêu Vương hồi hộp lo lắng, nhưng không biết phải làm thế nào, bèn hướng về tiên đàn thầm khấn. Đêm ấy, vua chiêm bao thấy một vị thần hiện lên mách bảo.

Trên đường về cũng, đến dưới núi, vua thấy một mỹ nhân cốt cách thanh cao đứng xem xa giá. Vua thích nhan sắc cô, bèn lấy làm vợ. Đến khi về cung, vua hỏi: “Nhà nàng ở đâu?” Cô gái đáp: “Thiếp là tiên nhân giáng sinh xuống trần ở Đông Lộ làm con của ông Trưởng. Thiếp đã mấy mùa hoa vịnh sử ngâm kinh, che châu giấu ngọc để đợi bậc anh hùng. Gần đây trộm nghe bệ hạ làm kinh động đến cả Tây Thiên, dựng đàn tràng muốn cầu tiên tử. Thiếp vì thế dẫu chẳng phải xa xôi cũng đến xem, may duyên trời tiền định cho thiếp được gặp quân vương, xin nguyện phụng hầu nơi màn trướng, không phụ nguyện ước ba sinh”.

Hùng Chiêu Vương nghe lời kể của mỹ nhân, biết hoàng thiên sai đưa tiên nữ đến cho mình, liền sai quần thần sắm sửa sính lễ, rồi ngự đến nhà ông Trưởng ở Đông Lộ xin nạp sính lễ, sau đó về kinh đô Phong Châu lập tiên nương làm vương phi. Chưa đầy năm, vương phi mang thai, sinh một trai anh tài trác việt, sau này nối ngôi, hiệu là Hùng Vĩ Vương.

Trần Hồng - Theo VTC News

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mâm cỗ cúng Tết Hàn thực gồm những gì?

Tết Hàn thực 3/3 được nhiều gia đình tại Việt Nam khá chú trọng mặc dù việc cúng Tết Hàn thực không phải mâm cao, cỗ đầy như những dịp Tết khác. Chính vì thế mâm cỗ dâng cúng tổ tiên trong ngày này luôn bao gồm một số phẩm vật đặc biệt.

Bài khấn Tết Hàn thực theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Tết Hàn thực là phong tục cổ truyền của người dân được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Năm nay, Tết Hàn thực vào thứ 4, ngày 14/4/2021. Vào ngày này, mỗi gia đình người Việt đều chuẩn bị bánh trôi, bánh chay cúng tổ tiên, thể hiện lòng thành kính, mong những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống...

link bài gốc https://vtc.vn/hung-vuong-thu-7-vi-vua-dau-tien-va-duy-nhat-len-ngoi-nho-thi-tuyen-ar607616.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com