Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Không để di sản biển “ngủ yên”…

26/11/2023 16:08

Kinhte&Xahoi Với đường bờ biển dài hơn 3.000km, đứng thứ 27/158 quốc gia ven biển, đảo trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên biển. Trong đó, di sản biển chính là tài nguyên nhân văn vô cùng quý báu cần được “đánh thức” trong chiến lược phát triển biển, đảo của nước ta hiện nay.

270 hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam”. (Ảnh: TTXVN)

Dấu ấn văn hóa biển

Từ lâu sức hút của biển, đảo Việt Nam đã được chứng minh thông qua hàng loạt những danh hiệu được các trang mạng, báo quốc tế tôn vinh như bãi biển đẹp nhất, vịnh đẹp nhất, hòn đảo huyền bí nhất… Với 3.260km đường bờ biển và khoảng 1 triệu km2 vùng biển có chủ quyền với nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ chạy dọc đất nước, biển, đảo Việt Nam nổi tiếng không chỉ bởi những bãi biển trong xanh, hòn đảo thơ mộng mà còn bởi nhiều dấu ấn văn hóa biển đặc trưng.

Ở Việt Nam, văn hóa biển là một khái niệm không còn xa lạ. Theo các chuyên gia về văn hóa, văn hóa biển là hệ thống hóa các giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại, lấy biển cả làm nguồn sống chính... Văn hóa biển phải thỏa mãn các yếu tố đặc trưng có tính hệ thống về giá trị nhân văn, tính lịch sử, không gian, môi trường... Hay là hệ thống tri thức của con người về môi trường biển, các giá trị và biểu tượng rút ra từ những hoạt động sống trong môi trường ấy. Cùng với nó là những cảm thụ, hành vi ứng xử, những nghi lễ, tập tục, thói quen của con người tương thích với môi trường biển.

Hội tụ lại, văn hóa biển là tập hợp các giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng tạo ra và tích lũy dần trong quá trình chung sống với biển. Quay ngược thời gian, vùng biển trên dải đất hình chữ S từng là ngã tư lớn của những nền văn minh. Qua đường biển, sự hình thành và phát triển của các nền văn hóa đã diễn ra, sự hội nhập và tiếp biến, giao thoa, hội tụ đã lan toả ra thế giới. Dặm dài lịch sử, cùng với truyền thống văn hóa của người dân nước ta tại vùng biển, văn hóa biển, đảo Việt Nam đã chứng minh sự giao thoa ấy thông qua sự đa dạng và phong phú với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, thể hiện trong nghề đi biển, giao thương biển, tổ chức xã hội, lễ hội, tập tục,…

Ngay từ thời đại đá mới, những những di chỉ “đống vỏ sò” hay “cồn sò điệp” trong nền văn hóa cồn sò ven biển Việt Nam đã xuất hiện. Văn hóa Bàu Dũ, văn hóa Đa Bút, văn hóa Thạch Lâm - Thạch Lạc... đã cung cấp nhiều tư liệu có giá trị về phương thức sinh hoạt, đời sống kinh tế, văn hóa, tâm linh của người tiền sử thông qua những dấu tích tại nơi cư trú của họ.

Tại vùng duyên hải miền Trung, di chỉ khảo cổ học “cồn sò điệp” được tìm thấy ở Tam Xuân (Núi Thành, Quảng Nam) là những dấu tích rõ ràng, sinh động nhất và sớm nhất về việc con người nơi đây khai thác các sản vật biển để sinh sống, tồn tại. Những hiện vật được phát hiện nơi đây chủ yếu là các đống sò điệp dày còn khá nguyên vẹn. Còn tại Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), hiện vật chủ yếu ở vùng biển là vỏ nhuyễn và đồ trang sức bằng vỏ sò vỏ ốc. Cư dân Sa Huỳnh còn biết lấy vỏ sò in hoa văn trên đồ gốm với những dấu ấn khá đặc trưng mà các nhà khảo cổ học gọi là “hoa văn dấu vỏ sò”. Vùng biển Quảng Nam cũng được xác định là nơi của các con tàu đắm, tiêu biểu là tàu đắm Cù Lao Chàm với 24 vạn đồ gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương) và Thăng Long thuộc thế kỷ 15. Cùng với gốm Đại Việt còn có đồ gốm Chăm Pa được phát hiện từ con tàu đắm ở vùng biển Quảng Nam.

Bên cạnh văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể gắn với lịch sử truyền thống văn hóa biển của người Việt cổ được ghi dấu, lưu giữ trong các tư liệu sinh hoạt và lễ hội độc đáo liên quan đến biển của bà con ngư dân khắp đất nước. Những sinh hoạt và lễ hội thể hiện tín ngưỡng của người Việt như: thờ các vị thần biển, cầu mong sự yên ổn, làm ăn an lành, thuận lợi, thể hiện ở tục thờ cúng, cầu long vương, thủy thần.

Các lễ hội thể hiện tâm thức cầu an của người dân biển như lễ xông mũi thuyền ở làng chài Cửa Vạn - Quảng Ninh, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội Nghinh Ông của dân ven biển Trung Bộ, Nam Bộ... Sinh động và thực tế hơn, đó là tục thờ cá voi phổ biến trong cộng đồng cư dân ven biển từ Thanh Hóa đến Kiên Giang. Cá voi được cư dân miền biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ xem là vị phúc thần của biển cả cứu người gặp nạn giữa sóng nước, nên ở hầu hết những khu vực ven biển đều thờ cá voi.

“Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng” với chủ đề “Về miền di sản biển Đà Nẵng”. (Ảnh: danang.gov.vn)

“Đánh thức” di sản biển

Có thể thấy, không gian văn hóa vùng biển, đảo rộng lớn, đa dạng, là tiềm năng lớn trong phát triển ở nhiều lĩnh vực là vậy. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế cũng như hội nhập quốc tế về mọi mặt đã đặt ra cho văn hoá biển, đảo những thách thức không nhỏ. Trong đó hệ thống di sản đang đối mặt với thực trạng ngủ yên, bị lãng quên tại nhiều nơi.

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, Việt Nam sẽ phát triển một nền kinh tế biển giàu mạnh nếu biết tận dụng, khai thác nguồn lợi biển, sức mạnh văn hóa biển. Do đó, việc “đánh thức” di sản biển đang trở thành mối quan tâm của chính quyền địa phương. Điều đó thể hiện qua các hoạt động quảng bá và tôn vinh những giá trị di sản văn hóa biển, đảo.

Ngày 18/11, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng” mang chủ đề “Về miền di sản biển Đà Nẵng” với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút người dân, du khách ghé thăm, trải nghiệm. Đây là sự kiện văn hóa nổi bật nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa - lễ hội hai bên bờ sông Hàn, được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào tháng 11 hằng năm nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.

Đến với chương trình, người dân và du khách được hòa mình vào không gian văn hóa với các hoạt động hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa giác quan và tìm hiểu văn hóa vùng biển như: Triển lãm “Chuyện làng biển”, triển lãm tranh ký họa “Ký ức làng Chồ”, “Chợ phiên đồ xưa Đà thành”, talkshow “Nghe sử làng biển”, workshop “cá và mắm”, không gian văn hóa ẩm thực biển, trải nghiệm đan ngư cụ, hát bả trạo…

Trước đó, từ ngày 27/8 - 3/9/2023, triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam” nằm trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh” đã diễn ra tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Triển lãm nhằm giới thiệu quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của biển, đảo Việt Nam. Qua đó góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Triển lãm trưng bày 270 hình ảnh và các hiện vật là góc nhìn tổng quát về biển, đảo Việt Nam chia theo 4 nội dung chính. Nội dung thứ nhất là tư liệu, hiện vật về văn hóa biển, đảo Việt Nam trong lịch sử. Thứ hai là trưng bày xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam gồm những hình ảnh thể hiện sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

Nội dung thứ ba là trưng bày ảnh nghệ thuật về biển, đảo Việt Nam: giới thiệu về nét đẹp văn hóa biển, đảo Việt Nam thông qua các tác phẩm ảnh nghệ thuật. Nội dung thứ tư là tuổi trẻ Việt Nam với biển, đảo quê hương tập trung giới thiệu những hình ảnh sinh động thắm tình quân dân miền biển, đảo. Bên cạnh đó, 22 tỉnh/thành phố sẽ có không gian trưng bày “Sắc màu di sản văn hóa, biển, đảo”.

Thông qua các hoạt động trên, phần nào cũng tập trung làm nổi bật giá trị đặc trưng về di sản văn hóa, du lịch biển đảo; khai thác di sản biển, đảo trong thời kỳ hội nhập; bảo vệ di sản trong phát triển du lịch. Từ đó di sản biển bị ngủ quên tại nhiều nơi được chú ý hơn, giúp người dân và du khách hiểu hơn về nét đẹp của từng vùng biển, đảo Việt Nam. Đồng thời phát huy văn hoá biển, đảo tốt đẹp đang nảy nở trên đất nước có chiều dài đường bờ biển gấp đôi đường bộ, nơi người dân có cuộc sống gắn liền với biển và mang trong mình niềm tự hào lớn lao về biển.

Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là địa phương mang đậm nét văn hóa biển, đảo với những giá trị vật thể và phi vật thể được lưu giữ qua hàng trăm năm. Cảnh quan thiên nhiên đẹp và biết cách khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa địa phương gắn với phát triển bền vững, Lý Sơn trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước nhiều năm nay. Lễ hội đua thuyền tứ linh, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa hay các lăng thờ cá Ông với những bộ xương cá voi có niên đại tới 300 năm... Lý Sơn là minh chứng cụ thể cho việc trở thành cầu nối các giá trị văn hóa truyền thống lịch sử với hiện tại 

Linh Chi - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Để người dân "đánh thức" di sản...

Di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản sắc văn hóa và lịch sử của mỗi cộng đồng. Trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Nhân dân không chỉ là những người chứng kiến mà cần phải là chủ thể tích cực trong việc “đánh thức” di sản.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/khong-de-di-san-bien-ngu-yen-d201331.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com