Không phải Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...đây mới là quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong 4 tháng qua

01/05/2023 15:06

Kinhte&Xahoi Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2023 đạt 8,88 tỷ USD giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Kinh tế Đô thị)

Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2023 ước đạt 4,11 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, vốn đăng ký cấp mới có 750 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 4,11 tỷ USD, tăng 65,2% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 11,1% về số vốn đăng ký.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 3,34 tỷ USD, chiếm 81,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 386,3 triệu USD, chiếm 9,4%; các ngành còn lại đạt 380 triệu USD, chiếm 9,3%.

Quốc đảo singapore là quốc gia đầu tư vào Việt Nam lớn nhất trong 4 tháng đầu năm 2023. Nguồn ảnh delkaltd.com

Trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,52 tỷ USD, chiếm 37% tổng vốn đăng ký cấp mới, tiếp đến là Trung Quốc 526,2 triệu USD, chiếm 12,8%.

Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) 496 triệu USD, chiếm 12,1%; Đài Loan 328,2 triệu USD, chiếm 8%; Nhật Bản 253 triệu USD, chiếm 6,2%…

Vốn đăng ký điều chỉnh có 386 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 1,66 tỷ USD, giảm 68,6% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.044 lượt với tổng giá trị góp vốn 3,11 tỷ USD, tăng 70,4% so cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,88 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4,7 tỷ USD, chiếm 80,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện.

Theo chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2023 có 41 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 140 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, có 11 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 13,5 triệu USD, giảm 67,8% so với cùng kỳ.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 153,5 triệu USD, giảm 53,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 4 tháng đầu năm 2023 có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam.

Lê Hải - Như Trường - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm đón nhận bằng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đình Thọ Tháp

Ngày 28/4, tại phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) diễn ra Lễ hội truyền thống, khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đình Thọ Tháp, chùa Bảo Tháp và Kỷ niệm 15 năm đón nhận Bằng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đình Thọ Tháp. Buổi lễ diễn ra trong niềm vui phấn khởi của cấp uỷ, chính quyền quận Cầu Giấy, phường Dịch Vọng và đáp ứng được mong mỏi của Nhân dân trên địa bàn.

Đưa văn hóa Việt lên phim, dù khó vẫn cần làm

Công chúng Việt luôn dành sự quan tâm và thiện cảm lớn đối với những bộ phim có chứa những yếu tố đẹp về văn hóa, bản sắc dân tộc. Nhưng để có những tác phẩm hay theo mảng đề tài này luôn là thách thức đối với các nhà làm phim.

link bài gốchttps://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/khong-phai-trung-quoc-nhat-ban-dai-loanday-moi-la-quoc-gia-dau-tu-vao-viet-nam-nhieu-nhat-trong-4-thang-qua-d193151.html