Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Không thể thương mại hóa hoạt động dâng sao giải hạn

20/02/2019 10:58

Kinhte&Xahoi Dù chưa có văn bản chính thức về dâng sao giải hạn tràn lan tại các chùa hiện nay, Hoà thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định “không khuyến khích nhà chùa dâng sao giải hạn”.

 Hàng ngàn người ngồi tràn ra đường dâng sao giải hạn trước chùa Phúc Khánh, Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh

Phật không dạy dâng sao

“Giáo hội Phật giáo không khuyến khích dâng sao giải hạn. Giáo lý nhà Phật không có dâng giải hạn, chỉ có lễ cầu an thôi. Giáo hội luôn nhắc nhở các chùa dù có làm lễ cho phật tử cũng phải theo chính pháp, theo giáo lý Đức phật dạy. Truyền thống dân gian về dâng sao giải hạn là hiện tượng xã hội, Giáo hội không can thiệp quá nhiều”, Hoà thượng Thích Gia Quang nói.

TS Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ nhấn mạnh triết lý và tư tưởng cốt lõi của Phật giáo hướng con người sống với tâm lành, tính thiện và thực hiện luật nhân quả. “Dâng sao, giải hạn, cầu cúng, vàng mã… là niềm tin thiếu cơ sở khoa học có từ khá sớm trong tín ngưỡng của người phương Đông, tới Việt Nam ta tín ngưỡng đó được tiếp thu, theo quan niệm có thờ có thiêng”, ông nói.

Cho rằng hình ảnh người dân tràn ra lòng đường dâng sao giải hạn là sự thiếu trật tự và văn minh, PGS.TS Lê Quý Đức, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hoá Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chỉ ra nguyên nhân: Sự vô thức tập thể. Việc dâng sao giải hạn gần đây lây lan từ người này sang người khác, dẫn đến hiện tượng sau Tết Nguyên đán người dân thi nhau kéo đền chùa, đình, đền dâng sao.

Buôn thần bán thánh

Nhiều nhà nghiên cứu văn hoá, tôn giáo gọi hiện tượng thu tiền và tổ chức dâng sao giải hạn tràn lan là “buôn thần bán thánh”. PGS.TS Lê Quý Đức nói dân chúng dâng sao giải hạn là một chuyện, đáng nói hơn là “người giải hạn”. “Nhiều người thực hành việc giải hạn cho người khác lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân. Việc thu tiền cũng là biểu hiện buôn thần bán thánh, làm lợi cho họ-có thể là các cơ sở thờ tự, địa phương có cơ sở thờ tự ấy”, ông nói.

PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo đánh giá dâng sao giải hạn là nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng bình thường, cần được tôn trọng, các chùa làm lễ dâng sao giải hạn đáp ứng nhu cầu đó của người dân, tuy nhiên, từ chỗ là niềm tin, là nhu cầu bình thường chuyển sang mê tín, mê muội, thậm chí đến mức cuồng tín là rất gần.

“Nếu muốn hết vận hạn, con người phải tích đức, hành thiện, thay đổi nếp sống tiêu cực bằng lối sống nếp sống tích cực theo đúng giáo lý Phật giáo về nghiệp và chuyển nghiệp. Dâng sao giải hạn là việc có thờ có thiêng có kiêng có lành, làm để thanh thản, yên tâm, điều này có tác dụng về mặt tâm lý.

Do vậy, khi làm lễ dâng sao giải hạn tại các chùa, cần tránh những hành vi mù quáng, thái quá như chen lấn xô đẩy, giành giật. Không phải ngồi cả đêm, cả ngày, xì xụp khấn vái thì thần thánh mới chứng giám. Không nên ngồi tràn ra đường, ảnh hưởng đến người khác”, PGS.TS Chu Văn Tuấn phân tích.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo đề xuất các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức việc cúng sao giải hạn nên tuyên truyền cho người dân hiểu đúng ý nghĩa của nghi lễ này, hướng dẫn thực hiện nghi lễ một cách trật tự, có văn hoá, tránh phản cảm, gây ảnh hưởng đến các cơ sở tôn giáo cũng như gây bức xúc trong dư luận. Các cơ sở tổ chức cúng dâng sao nên có cách thức tổ chức để tránh quá tải, lộn xộn.

Chấn chỉnh thế nào?

Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng có văn bản khuyến khích không đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự, dư luận nay tiếp tục trông chờ văn bản tương tự như vậy đối với hiện tượng dâng sao giải hạn. Hoà thượng Thích Gia Quang cho biết, Giáo hội chưa ban hành văn bản về dâng sao giải hạn, tuy nhiên trong văn bản trước đó Giáo hội luôn hướng chư tăng phật tử đến lễ chùa phải theo chính pháp.

“Chỉ khi con người nhận thức ra vấn đề, việc lễ bái mới có văn hoá hơn”, Hoà thượng Thích Gia Quang nói. Việc chùa Phúc Khánh - một trong những cơ sở thờ tự của Phật giáo thực hành dâng sao giải hạn, người dân ngồi tràn ra lòng đường - được Hoà thượng lí giải rằng Giáo hội quản lý các cơ sở thờ tự về mặt tôn giáo. Việc nhà chùa làm lễ do sư trụ trì, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm.

Nhiều ngôi chùa có tiếng ở Hà Nội như Phúc Khánh, Quán Sứ, Trấn Quốc, chùa Hà năm nào cũng quá tải dâng sao giải hạn. Việc thu tiền dâng sao giải hạn ở một số nơi theo các nhà nghiên cứu là thương mại hoá. Tính tiền như siêu thị nên có trường hợp vì thiếu 50 ngàn đồng bị nhà chùa từ chối giải hạn, cầu an.

“Quan điểm của tôi là các nơi tổ chức cúng dâng sao không nên quy định mức tiền, hãy để người dân tuỳ tâm công đức cúng dường. Nếu đã quy định phải đóng bao nhiêu tiền mới được làm thì đúng là thương mại hoá”, PGS.TS Chu Văn Tuấn nói.

Không hạn chế hay cấm dâng sao giải hạn, tuy nhiên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo mong muốn Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra văn bản hướng dẫn tổ chức cúng dâng sao giải hạn tại các cơ sở thờ tự của Phật giáo, nhằm khắc phục hạn chế, bất cập, thậm chí phản cảm.

“Để người dân hiểu đúng, thực hành đúng khi đi lễ tại các cơ sở thờ tự Phật giáo thì vai trò của sư trụ trì là vô cùng quan trọng. Sự hướng dẫn, giải thích của sư trụ trì hiệu quả hơn nhiều so với sự tuyên truyền của các cấp các ngành và truyền thông. Vì vậy, trong việc này, rất cần sự phối hợp của các sư trụ trì”, ông nói. 

Theo Tiền Phong/ Phapluatplus.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đức Gyalwang Drukpa sẽ khai đàn đại lễ quán đỉnh, cầu an, đầu năm tại hội xuân Tây Thiên 2019

Trong ba ngày 22-24/2, Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Truyền thừa Phật giáo Ấn Độ Drukpa sẽ khai đàn và chủ trì đại lễ quán đỉnh, cầu an, cầu siêu trong Pháp hội Đại Bi Quan Âm tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Lễ hội xuân Tây Thiên với điểm nhấn là Pháp hội Đại Bi Quan Âm từ nhiều năm nay thu hút sự quan tâm của đông đảo Phật tử và du khách thập phương.

Vì sao họ chưa sợ?

Liên tiếp hai vụ dừng xe, trải bạt ngồi ăn uống trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai bị người qua lại ghi hình ảnh và đưa lên mạng. Cơ quan quản lý đã tiếp thu và tuyên bố sẽ tìm ra những người đó và xử lý nghiêm. Đáng nói không lâu sau khi một gia đình có hành vi tương tự gây bất bình dư luận này bị xử phạt 5,5 triệu đồng và “treo bằng” 2 tháng, thì một gia đình khác lại làm như không biết mà thực hiện một hành vi như trêu tức dư luận và cơ quan quản lý, cảnh sát giao thông.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com