Lai Châu - cô gái đẹp ngủ quên đang được đánh thức

07/05/2020 09:56

Kinhte&Xahoi Lai Châu những ngày chớm hè không như mường tượng của tôi. Tôi bắt gặp một cảm giác mới lạ, cảm giác mà tôi chưa từng cảm nhận được ở những vùng đất đã đi qua...

Ruộng bậc thang Taleng.

Trong suy nghĩ của tôi, Lai Châu là một nơi xa ngái, khó khăn vất vả lắm, vậy là tôi cứ lần nữa, lần nữa cho đến khi... thấy một bức ảnh về thành phố Lai Châu dưới góc nhìn của một bạn trẻ. Đẹp lắm, quyến rũ và bình yên lắm khiến tôi – một kẻ “hoa chân” không thể đừng được. “Xách ba lô lên nhé, ngủ một giấc thôi là bạn đã đến Lai Châu rồi” – Nguyên văn lời cô bạn. Ừ, đi chứ sợ gì mà không đi.

Mong muốn trải nghiệm một vùng đất mới khiến tôi chờ đợi! Lai Châu buổi sáng trời se lạnh, cả thành phố bồng bềnh trong sương sớm. Những dãy núi xa xanh được vắt ngang bởi dải lụa mây mềm trắng trong tinh khiết. Bình yên quá, trong lành quá!

Đưa tôi đi trên những con đường rộng, dưới tán cây đã bắt đầu phủ mát, người bạn của tôi chỉ nói đúng một câu: Lai Châu đẹp hay không là do cảm nhận của mỗi người. Và tôi muốn bạn có một cái nhìn riêng, cho nên, bạn hãy nhìn sâu vào lòng mình để thấy một Lai Châu thật khác, thật khác nhé!

Tôi biết so sánh gì đây?Có chăng là so sánh ngay từ cảm nhận với những suy nghĩ trước đây vậy. Lai Châu xa đó ư? Đúng rồi, về khoảng cách thực tế, Lai Châu nằm nơi phên dậu của Tổ quốc. Nhưng xa mà lại rất gần, giao thông giờ thuận tiện lắm, nhấc máy lên là xe đón tận nhà, con đường yên ả uốn lượn không gợn xóc. Cung đường với những khúc cua mà “dân phượt” nào cũng say mê để ngắm những cảnh núi non hùng vĩ, thơ mộng và quyến rũ.

Hoa Đỗ Quyên trên đỉnh Putaleng.

Tôi lại nhớ, ngày cô bạn tôi về họp lớp có chia sẻ: “Mình làm ở Lai Châu, lập gia đình luôn ở đấy, giờ cũng có thể coi là thổ dân rồi”. Không nói ra nhưng tôi cứ thương bạn, ở xa như thế, một tỉnh khó khăn như thế, biết khi nào mới có dịp về quê... Ấy vậy mà, cứ thỉnh thoảng lại nhận được cú điện thoại: Mình đi công tác tranh thủ về quê, bọn mình gặp nhau nhé; rồi: Mình nghỉ phép cho bọn trẻ về chơi với bà, qua đây với mình đi... Khi ấy, tôi còn băn khoăn tự hỏi, khó khăn như thế sao bạn vẫn về được nhiều vậy. Giờ thì mới thấy, Lai Châu đã không còn xa ngái nữa rồi.

Bạn đưa tôi lên Nùng Nàng – Nơi giới thiệu sản phẩm chè sạch của Lai Châu. Sản phẩm chè Tam Đường giờ đã có thương hiệu và được đưa ra tiêu thụ cả thị trường quốc tế. Nhấp ngụm chè xanh sóng sánh, một kẻ chưa sành sỏi trong các vị trà cũng thấy vô cùng thỏa mãn. Vị trà chát nơi đầu lưỡi và ngọt hậu phía sau, màu óng vàng quyến rũ, hương thơm nhẹ nhàng lan tỏa khiến cho người uống cảm giác bỏ hết những mệt mỏi lo toan, tâm hồn thêm nhẹ nhàng thư thái.

Lai Châu khó khăn? Khi mới chia tách, Lai Châu là một trong số ít tỉnh khó vào bậc nhất của cả nước. Xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí không đồng đều là những thách thức lớn trong quá trình phát triển Lai Châu. Ấy vậy mà phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có, bằng sự hỗ trợ của Trung ương, hơn 10 năm sau chia tách, Lai Châu đã bước vào top thu ngân sách địa phương nghìn tỷ, và tiên nói với tớ điều đó. Lai Châu, phải đi mới biết, mới hiểu, mới nhớ và mới yêu!

Những dãy nhà cao tầng khang trang, các khu dân cư tập trung và các trung tâm thương mại, các cửa hàng dịch vụ, khu vui chơi giải trí... vô cùng phong phú. Buổi tối, Lai Châu rực rỡ ánh điện muôn màu. Lá phổi của thành phố là hai hồ nước tuyệt đẹp cũng là điểm hẹn của người dân mỗi tối.

Chúng tôi đi lên Khun Há – nơi có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nghe nói rằng người dân địa phương đang học cách làm du lịch cộng đồng một cách bền vững. Bản Lao Chải 1, Lao Chải 2 với những con đường nội bản được trang điểm bằng vô số những loại hoa dọc hai bên.

Thi thoảng xen là những chiếc ghế đá để du khách ngồi nghỉ chân. Đặc biệt nữa là cứ một đoạn lại có một “thùng rác” thân thiện với môi trường là những chiếc sọt được đan bằng tre. Ở đây, cứ cuối tuần các hộ lại tổ chức dọn vệ sinh chung đường làng ngõ xóm và chăm sóc cây, hoa để cảnh quan luôn sạch đẹp.

Chúng tôi gặp những cô bé xúng xính váy Mông đang chơi những trò chơi khá thú vị. Bên sân nhà, các chị phụ nữ Mông đang may thêu váy áo và làm những sản phẩm nhỏ để bán cho du khách khi có nhu cầu như chiếc ví thổ cẩm, chiếc khăn...

Một điều vô cùng thú vị là những người dân bản địa sẵn sàng trở thành những “hướng dẫn viên” miễn phí để giới thiệu với du khách những điểm tham quan, những vị trí đẹp, địa điểm đẹp, và vui vẻ chụp những tấm ảnh chung làm lưu niệm, mời khách vào nhà để thưởng thức chén chè đầu xuân, những quả táo mèo bao tử đầu mùa...

Cổng vào bản Lao Chải.

Nghe nói, để có được những sản phẩm chè sạch đến với người tiêu dùng, công ty Cổ phần đầu tư phát triển chè Tam Đường đã liên kết với người dân, quy hoạch vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm và hướng dẫn nông dân từ khâu trồng, chăm sóc, bón phân đến thu hái đảm bảo sạch theo tiêu chuẩn. Bởi vậy, chè Tam Đường với gần chục sản phẩm đã chinh phục được cả những khách hàng khó tính và vươn ra thị trường quốc tế.

Kết thúc ngày đầu tiên, chúng tôi tiếp tục khám phá những bản làng vùng cao. Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với những điều được tự mình khám phá. “Lai Châu đẹp quá, biết thế này, tớ đã lên từ lâu rồi!”- Tôi thốt lên kinh ngạc. Cô bạn thổ dân mỉm cười tự hào: Cậu không phải là người đầu tiên nói với tớ điều đó. Lai Châu, phải đi mới biết, mới hiểu, mới nhớ và mới yêu!

Bữa trưa ở bản, đó là những món ăn vô cùng độc đáo. Cũng là thịt lợn thôi nhưng với những gia vị của núi rừng khiến nó trở nên lạ miệng đến không ngờ. Rồi món cá suối dai giòn, món rau với cái tên “lá ngón” khiến tôi giật mình hoảng hốt, rồi gật gù tấm tắc à thì ra là trùng tên thôi chứ nó vô cùng thú vị. Hay món súp cà đắng măng chua đặc trưng của đồng bào Thái Lai Châu... một bữa ăn ẩm thực vô cùng phong phú khiến tôi hoàn toàn bị chinh phục.

Hòa mình vào điệu xòe bên ánh lửa bập bùng, bên giai điệu Inh lả ơi khiến tôi bồi hồi. Người con gái Lai Châu họ không chỉ đẹp ở hình thể mà con ở tâm hồn. Họ hồn nhiên, thân thiện mà chân chất quá, miệng cười tươi và đôi tay múa dẻo. Rượu mềm môi rồi tôi lại cuốn theo, cuốn theo những bước chân nhún nhảy. Chẳng phải câu hát “người ơi người ở đừng về” mà lại là “về Lai Châu quê em vui trong điệu xòe”... thân thương quá!

Hẹn với Lai Châu nhất định sẽ trở lại. Nhất định chứ! Lai Châu – Một cô gái đẹp ngủ quên đang được đánh thức và vì thế, lời hứa sẽ lại đến Lai Châu để đến cuối năm 2017, nó đã lên hơn hai nghìn tỷ - Một con số đáng tự hào với một tỉnh còn bộn bề khó khăn.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tháng 5, viếng thăm khu vườn của cụ thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tháng 5, khu vườn mướt xanh của Khu di tích Cụ Phó bảng - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - như có thêm điểm nhấn khi cái nắng hừng hực làm bung những cánh phượng thêm đỏ rực. Và vẻ đẹp thiên nhiên càng thêm lung linh khi tỉnh Đồng Tháp đang đầu tư cho sự kiện kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/lai-chau--co-gai-dep-ngu-quen-dang-duoc-danh-thuc-d123871.html