Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Lễ hội đầu xuân ở đất Hà thành không thể bỏ qua

26/01/2020 21:13

Kinhte&Xahoi Hàng năm cứ đến dịp đầu xuân, người dân cả nước lại khởi đầu năm mới bằng những chuyến du xuân.

Nếu ở miền Bắc, mọi người có thể lựa chọn tham gia những hoạt động văn hóa như lễ hội gò Đống Đa, Hội Gióng, lễ Hội Chùa Hương….bởi những địa điểm lễ hội này cách trung tâm Hà Nội không quá xa, giao thông thuận lợi kết hợp với văn hóa truyền thống nghìn năm…

Lễ hội gò Đống Đa (mùng 5 tháng Giêng)

Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (nhiều người gọi tắt là lễ hội gò Đống Đa) là một trong những lễ hội lớn, truyền thống của Hà Nội, tổ chức vào ngày mùng 5 tháng Giêng.

Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất. Cửa đình làng Khương Thượng từ tinh mơ đã mở rộng, khói hương lan toả. Trước đình treo một lá cờ lớn chào mừng ngày hội của cả làng.

Hơn 200 năm trước (1789), nơi đây là một chiến trường đẫm máu. Đêm mùng 4, rạng mùng 5 tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789) đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá huỷ khiến tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử tại đây. Gò Đống Đa đã trở thành một di tích lịch sử vẻ vang của nhân dân ta kể từ đó, đồng thời còn là một chứng tích về sự thất bại nhục nhã của kẻ thù phương Bắc xâm lược.

 

Nhưng hấp dẫn và trẻ trung hơn cả là tốp đi sau cùng với "Con Rồng lửa". Thanh niên hai làng Đồng Quang và Khương Thượng đua nhau bện rơm thành hình những con rồng lớn và trang trí bằng mo cau và giấy bồi. Một tốp thanh niên mặc những bộ trang phục giống nhau đi quanh đám rước Rồng lửa và biểu diễn côn quyền nhằm tái hiện lại hình cảnh của chiến trận năm xưa, biểu dương khí thế của nghĩa quân Tây Sơn.

Đây là một trò diễn độc đáo của lễ hội gò Đống Đa.Vào buổi sáng ngày hội, các vị chức sắc và bô lão trong làng đã tề tựu đông đủ chuẩn bị cho cuộc đại lễ. Đến gần 12 giờ trưa, từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa, người ta tiến hành đám rước thần mừng chiến thắng. Đám rước dài, rực rỡ sắc màu trông rất đẹp mắt, diễu hành chậm rãi, trật tự để cho dân chúng có thể chiêm ngưỡng tỉ mỉ bức tượng hoành tráng của lễ hội.

Từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ. Do đó, hàng năm, các vị lãnh đạo đại diện cho Đảng và Nhà nước ta đều tới dự và chủ trì mọi nghi thức của lễ hội. Quốc kỳ và cờ của ngày hội thi nhau bay phấp phới như chào đón du khách muôn phương.

Nằm đối diện vời gò là chùa Đồng Quang cũng toả hương khói nghi ngút, tấp nập kẻ vào ra. Tai chùa, các sư làm cháo cúng lên các cô hồn của quân giặc như một hành động nhân nghĩa truyền thống của đạo đức nhân dân ta. Còn trước tượng vua Quang Trung, nhân dân cũng tới dâng hoa và tưởng niệm rất đông.

Lễ hội chùa Hương (mùng 6 tháng Giêng)

Hương Sơn Chùa Hương là “Một trung tâm Phật giáo Việt Nam”, một “đại danh lam” (sớm nhất là từ thế kỷ XV (Lê Thánh Tông), muộn nhất là thế kỷ XVIII (Lê Huy Tông Chính Hoà thứ 7, 1686). Năm Canh Dần (1770) Trịnh Sâm đã phong nơi đây là “Nam thiên đệ nhất động” (Động Phật thứ nhất trời Nam).

Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiêng vào bậc nhất của nước ta. Ở đây cảnh đẹp thiên nhiên lại được bàn tay con người tô điểm thêm từ lâu đời bằng những công trình văn hoá, nghệ thuật đặc sắc. Đốì với khách trong nước cũng như khách quốc tế, ngày xuân trẩy hội chùa Hương là đi vào một cuộc du ngoạn hứng thú: Du sơn, du thủy.
 

Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng Hai. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay, nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Ngày mùng 6 tháng Giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng Ba. Vào dịp lễ, hàng triệu phật tử cùng du khách 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, trở thành nét văn hóa đặc sắc vào dịp Tết đến Xuân về.

Lễ hội Cổ Loa (mùng 6 tháng Giêng)

Đây là một trong những lễ hội lớn bậc nhất ở Hà Nội, khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến ngày 18 tháng Giêng.


Lễ hội Gióng đền Sóc và lễ hội Gióng Phù Đổng


Thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, lễ hội Cổ Loa được xem là lễ hội truyền thống nhằm suy tôn vua An Dương Vương Thục Phán, người đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước. Khi tham dự lễ hội, du khách không chỉ được xem nghi thức đại tế và lễ rước, mà còn được trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: Đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ…; tìm hiểu về lịch sử thành Cổ Loa và truyền thuyết An Dương Vương - Mỵ Châu - Trọng Thủy...

Lễ hội Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc của Hà Nội bởi những nghi lễ cổ xưa nhằm tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Đây là hai lễ hội Gióng có sức thu hút nhất của Hà Nội


Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền qua nhiều thế hệ.Ngoài ra, còn hơn 10 hội Gióng khác được tổ chức trên địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được UNESCO công nhận) như: Hội Gióng Bộ Đầu ở huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm); làng Hội Xá (quận Long Biên).

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giải mã “Đám cưới chuột”

Có một dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng và có một bức tranh khắc sâu vào tiềm thức của số đông công chúng yêu tranh, mang tên “Đám cưới chuột”. Xuất xứ của bức tranh này từ đâu, nó có liên quan gì tới truyện dân gian Trung Quốc và có quan hệ gì tới văn hóa Ấn Độ, cũng như ý nghĩa thâm sâu ẩn tàng của nó vẫn là chủ đề còn nhiều tranh luận khác biệt.

Tết Hà Nội xưa và nay

Hà Nội là đất kinh kỳ, là trung tâm văn hóa Việt, nơi có tầng lớp tinh hoa, có giới trung lưu kinh thành nên Tết Nguyên đán cũng có những nét rất riêng, mang đậm bản sắc văn hóa người Tràng An.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/le-hoi-dau-xuan-o-dat-ha-thanh-khong-the-bo-qua-d115884.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com