Những cây bông gòn còn sót lại ở Hà Nội đang vào mùa bung quả tạo ra những cục bông trắng phau lơ lửng trên không.
Tại phố Cửa Nam, một cây bông gòn to cao, tán lá tạo bóng mát bao trùm cả một quán cà phê. Cây bông gạo (hoa bông gòn) cao tới 60–70 m và có thân cây to lớn (đường kính tới 3 m) với các rễ phụ gia cố thêm.
Cây trưởng thành sinh ra khoảng vài trăm quả dài khoảng 15 cm mỗi quả. Quả chứa các hạt được bao bọc trong các sợi mịn.
Cây bông gòn hay còn có tên gọi khác là cây bông gạo, cây gòn, cây bông lụa, cây java. Đây là một loài cây nhiệt đới, có ở Việt Nam có rất nhiều công dụng mà ít người biết đến. Trong số đó, công dụng đặc biệt của loại cây này khi đã khá quen thuộc ở Việt Nam là dùng để nhồi bông cho áo gối, ghế nệm, đồ chơi…, thậm chí để làm thuốc, nước thanh nhiệt, giải khát.
Sợi quả bông gòn không hút ẩm, mềm mại, màu sáng tinh khiết, nhẹ, đàn hồi khá mạnh, không bị xe thành búi như sợi bông vải, nên đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm các lớp cách nhiệt, cách điện, nhồi thú bông, nệm trải giường, lót ghế, chăn đắp, gối…
Nhiều người Hà Nội, nhất là thế hệ trẻ, ít biết đến loại cây này. Ngày trước đời sống còn khó khăn, bông gòn được người dân thu lượn mang về làm gối, áo bông.
Ngày nay loại bông này gần như không còn ai dùng đến. Mỗi mùa quả chín bung nở, nhiều cục bông theo gió bay khắp nơi.
Các cục bông gòn nở trắng thu hút nhiều ánh mắt tò mò của những nhiều người.
Một cây bông gòn đang bung vỏ bên đường dẫn lên cầu Chương Dương.
Ở Hà Nội, cây bông gòn còn có ở phố Hàng Mắm, ngã tư giáp với Hàng Tre, phố Lò Rèn...
Dân gian có cách thức tận dụng từ cây bông gòn hết sức độc đáo là lấy mủ gòn để pha nước uống.
Lựa những cây gòn lớn, dùng dao bén khứa những vết ngoài vỏ gòn phần dưới gốc, một hai hôm sau, mủ cây màu đỏ thẫm ứa ra sau đó gỡ mang về rửa sạch pha với nước lạnh để uống giải khát.
Giữa nắng nóng Hà Nội, những cây bông gòn trắng lơ lửng như nở hoa tuyết có cảm giác làm cho lòng người dịu đi.
Bảo Trung