Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Nhà máy Rạng Đông bị cháy hay “cố tình” cháy?

12/09/2019 11:16

Kinhte&Xahoi Nhà máy Dệt mùng 8/3 tại phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng đã phải di dời để nhường chỗ cho một khu đô thị khổng lồ, nhà máy Cơ khí Hà Nội tại 72 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân sau nhiều năm cũng phải nhường chỗ cho một khối cao ốc dày đặc chen chúc căn hộ, nhà máy rượu bia tại phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng cũng đang trong quá trình “thai nghén” hình thành một “khu tập thể” cao tầng đời mới. Còn nhà máy Rạng Đông thì sao? Số phận của 5,7ha đất tại 87 - 89 phố Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) sẽ như thế nào, khi nó nằm cận kề các siêu dự án như Royal City và tới đây là Vinhomes Nguyễn Trãi tại khu vực Cao - Xà – Lá?

Cần làm rõ nhiều vấn đề trong vụ cháy nhà máy Rạng Đông (Ảnh: TL).

Nhiều lần xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng “bất thành”

Sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông, nhiều người đặt dấu hỏi về giá trị cũng như “số phận” của 5,7ha đất tại khu vực bất động sản phát triển bậc nhất Thủ đô Hà Nội. Các chuyên gia cho rằng, lô đất này hoàn toàn có thể đem “tiền tấn” về cho nhà máy Rạng Đông bởi nằm trong khu đất vàng với hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt khi nó được hưởng tiện ích từ các siêu dự án như Royal City và tới đây là siêu đô thị Vinhomes Nguyễn Trãi tại khu vực Cao - Xà - Lá do Tập đoàn Vingroup đầu tư.

Theo tìm hiểu được biết, ngày 19/5/2017, Cty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông (nhà máy Rạng Đông) có Văn bản số 2028/TTr-BĐPNRĐ đề nghị UBND thành phố cho phép lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại khu đất số 15 Hạ Đình (nay là số 87 - 89 Hạ Đình). UBND TP Hà Nội sau đó giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QHKT) Hà Nội hướng dẫn triển khai các thủ tục.

Ngày 21/11/2017, trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành, Sở QHKT đã có Văn bản số 8058/QHKT-P1 trả lời phía nhà máy Rạng Đông. Nội dung chính văn bản nêu rõ: “Việc Cty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông di dời cơ sở sản xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhà máy Rạng Đông và lập quy hoạch chi tiết theo Quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 được duyệt là chưa có cơ sở để xem xét và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg, Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ đối với việc sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa”.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 6/3/2018, nhà máy Rạng Đông lại tiếp tục có Văn bản số 1001/CV-BĐPNRĐ đề nghị tiếp tục thẩm định, trình UBND TP Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500.

Tuy nhiên, câu trả lời nhận lại cũng tương tự Văn bản số 8058/QHKT-P1 ngày 21/11/2017 của Sở QHKT như đã nêu.

Theo đó, việc nhà máy Rạng Đông di dời cơ sở sản xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tổ chức lập quy hoạch chi tiết tại khu đất 87 – 89 Hạ Đình là không có cơ sở và cần chờ hướng dẫn của cấp có thẩm quyền…

Nhà máy Rạng Đông không nằm trong danh sách di dời?

Theo tìm hiểu, tại Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong các quận nội thành Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ quan đơn vị ra ngoài khu vực nội thành.

Thực hiện lộ trình trên, UBND TP Hà Nội cũng định hướng, quỹ đất của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sau khi di dời đều được UBND thành phố xem xét chỉ đạo ưu tiên phục vụ đầu tư xây dựng bổ sung các công trình trường học, cây xanh, công trình công cộng đơn vị ở... phần diện tích còn lại được xem xét, đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ, thương mại, nhà ở, trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu, xem xét sự phù hợp với quy hoạch đảm bảo theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, trong lộ trình di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành đến năm 2020 thì nhà máy Rạng Đông không nằm trong diện phải di dời. Cụ thể, tại Văn bản số 5920/STNMT-CCQLĐĐ về tham gia ý kiến tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại khu đất số 87 - 89 Hạ Đình của nhà máy Rạng Đông. Mục 4 của văn bản này nêu rõ: “Ngày 20/6/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường có báo cáo UBND thành phố số 4817/BC-STNMT-CCQLĐĐ thực hiện lập danh mục, xác định tiêu chí lộ trình và biện pháp di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực các quận nội thành, trong đó không tổng hợp khu đất tại 87 - 89 Hạ Đình do nhà máy Rạng Đông quản lý sử dụng và không nằm trong danh mục di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực quận nội thành (theo Báo cáo số 22-BC/BCS ngày 16/1/2018 của Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội).

Tiếp đó, ngày 24/8/2018, Văn bản số 5133/KH&ĐT –NNS của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng một lần nữa khẳng định: “Ban cán sự Đảng UBND thành phố đã có Báo cáo số 22-BC/BCS ngày 16/1/2018 trình Thành ủy về việc thực hiện lập danh mục, xác định tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực các quận nội thành, trong đó tổng hợp khu đất 87 - 89 Hạ Đình không nằm trong danh mục đã báo cáo”. Như vậy rõ ràng, nhà máy Rạng Đông không nằm trong danh mục di dời.

Hơn 5,7ha đất nhà máy Rạng Đông được quy hoạch làm chung cư?

Quá trình tìm hiểu được biết, Cty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông trước đây là doanh nghiệp Nhà nước, sau này được cổ phần hoá theo Quyết định số 21/2004/QĐ-BCN ngày 30/3/2004 của Bộ Công nghiệp (sau khi cổ phần hoá Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ) và trở thành doanh nghiệp 100% vốn tư nhân theo Quyết định số 513/QĐ/ĐTKDV ngày 31/8/2015 của Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) về việc cổ phần hóa của Tổng Cty tại Cty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.

Khu đất số 15 phố Hạ Đình (nay là số 87 - 89 phố Hạ Đình), phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân có diện tích 57.416m2 do Cty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông quản lý, sử dụng theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AĐ493505 được UBND thành phố. Hà Nội cấp theo Quyết định số 491/QĐ-UBND ngày 5/2/2007, mục đích sử dụng làm văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất bóng đèn phích nước và sản phẩm phục vụ chiếu sáng (đất cơ sở sản xuất, kinh doanh). Trong đó, một phần là đất thuê với thời hạn sử dụng là 30 năm kể từ 1/09/2004, một phần là đất thuê hàng năm.

Tại Văn bản số 2028/TTr-BĐPNRĐ ngày 19/5/2017. Cty báo cáo hiện nay khu đất nằm trong quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6665/QĐ-UBND ngày 3/12/2005, bao gồm ô đất ký hiệu C1-HH14, C1-CC3, C1-TH3, C1-TH5, C1-CX7 và có đề nghị được lập quy hoạch chi tiết 1/500 tại khu đất làm cơ sở thực hiện theo quy hoạch phân khu, quy hoạch chung đã được phê duyệt.

Theo quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 6665/QĐ-UBND ngày 3/12/2005 khu đất nêu trên có chức năng sử dụng đất: Đất công cộng, hỗn hợp (mật độ xây dựng khoảng 30% đến 40%, tầng cao công trình 3 đến 50 tầng); Đất công cộng đơn vị ở (ký hiệu C1 - CC3, mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao công công trình 3 đến 5 tầng); Đất cây xanh đơn vị ở (ký hiệu C1 – CX7, mật độ xây dựng khoảng 05%, tầng cao công trình 1 tầng); Đất trường tiểu học (ký hiệu C1 – TH3, mật độ xây dựng khoảng 20% đến 40%, tầng cao công trình 1 đến 4 tầng); Đất trường phổ thông trung học (kí hiệu C1 – TH5, mật độ xây dựng 20% đến 40%, tầng cao công trình 2 đến 5 tầng) và đất đường giao thông thuộc ô quy hoạch ký hiệu C-1 (có các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc chung chính toàn ô: Diện tích đất khoảng 89,5ha; Mật độ xây dựng khoảng 20% đến 53%; tầng cao công trình 1 đến 50 tầng; Dân số đến năm 2020 khoảng 21.780 người, dân số đến năm 2025 khoảng 33.950 người).

Theo thuyết minh tổng hợp ban hành kèm theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 “Trong đất công cộng, hỗn hợp ưu tiên bố trí các chức năng công cộng, bao gồm các chức năng: Văn phòng, thương mại, dịch vụ, tài chính, văn hóa, khách sạn… có thể bố trí chức năng ở, tuy nhiên phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận và phải đảm bảo các điều kiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực; Dân số trong chức năng đất công cộng, hỗn hợp sẽ được cân đối trên cơ sở dân số toàn ô quy hoạch, cụ thể sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và dự án đầu tư xây dựng…”.

Trước thực tế nêu trên, dư luận cũng đặt nhiều dấu hỏi hoài nghi. Vì sao Thủ tướng đã yêu cầu các nhà máy di dời khỏi nội đô mà nhà máy Rạng Đông lại không nằm trong danh mục di dời; vì sao phía Cty đã nhiều lần xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng nhà máy Rạng Đông lại không được đồng ý dẫn đến tình trạng “tự cháy”. Việc cháy này cũng phải xem xét mấy khía cạnh, bởi có nhiều câu hỏi đặt ra trong vấn đề cháy, liệu có phải bị cháy hay “cố tình” cháy? Các cơ quan chức năng tại Hà Nội chắc chắn sẽ làm rõ điều này.

Một chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch cũng cho rằng, cần làm rõ việc tại sao Hà Nội chưa cho nhà máy Rạng Đông chuyển đổi mục đích sử dụng đất? Ở đây liệu có động cơ “lợi ích nhóm”, cố tình giữ lại để bán một “bàn tay to” nào đó. Đặc biệt là theo quy hoạch tỷ lệ 1/2000 trước khi Hà Nội xác nhận thì nơi đây không phải là nhà ở mà là cây xanh và trường học.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.

(Tiêu đề do Pháp luật Plus đặt lại)

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bài toán mới của du lịch Sa Pa?

Với hàng triệu lượt khách ghé thăm mỗi năm, thị trấn vùng Tây Bắc đang dần khẳng định vị thế của một trong những điểm đến hàng đầu Việt Nam. Tuy vậy, nếu muốn tiếp tục tạo đột phá về doanh thu, Sa Pa cần làm mới chuỗi dịch vụ để níu chân du khách ở lại, chi tiêu nhiều hơn?

Theo Báo Xây dựng/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com