Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Nhớ về hương khúc ngày mưa

26/09/2022 09:46

Kinhte&Xahoi Trong cơn mưa cuối thu, nằm cuộn tròn trong chăn thưởng thức đợt không khí lạnh đầu mùa đầy nuối tiếc và nghe tiếng hoa sấu quả sấu chín vàng rụng xuống mái ngói rêu phong của căn nhà nép sâu trong ngõ nhỏ, chợt nhói lòng vì tiếng rao “Khúc… ơ” văng vẳng, ngàn ngạt.

Mở cửa sổ nhìn ra, trong màn mưa lay phay và ánh đèn đường quầng vàng nhạt, chỉ thấy một tấm lưng gầy, chiếc thúng đậy kín ni lông chênh chao trong ngõ đã vắng người. Giờ này liệu có ai ra đường mà mua bánh khúc? Giờ này, bán thêm được chiếc bánh khúc nào, bàn chân đi đôi dép lê sứt sẹo, bàn tay ghì chặt tay lái xe của chị bán hàng có bớt lạnh, bớt run?

Có lẽ, phải ế hàng lắm chị mới khe khẽ rao như thế. Bởi từ lâu tiếng rao đã dần vắng bóng ở Hà Nội. Tôi tiếc ngẩn ngơ. Không phải vì cơn đói chợt đến. Mà bởi, lẽ ra mình có thể đã mua ủng hộ chị một vài gói nếu kịp chạy ra. Trong cái se sẽ lạnh của đêm thu, tôi nhớ hương khúc đến da diết.

Cây khúc

Tháng mười này, cánh đồng rau khúc vùng ngoại thành quê ngoại chắc đã bắt đầu lụi rồi. Chính vụ khúc mượt xanh sau những cơn mưa xuân phơi phới dịp tháng tư hàng năm. Nói cánh đồng rau khúc tức là cách nói hoài niệm, chứ nhiều năm nay, mấy anh chị em chúng tôi dứt được công việc, ào về quê vào mỗi cuối tuần, đòi ăn bánh khúc đều phải lẽo đẽo vác rổ theo dì mót non nửa đồng làng mới đủ bữa.

Thế mới thấu hiểu nỗi nhớ của Nguyễn Quang Thiều khi viết bài “Tôi đã khóc những cánh đồng rau khúc” in trong tập “Mùi vị của kí ức”. Hãy lắng nghe những câu văn ngọt ngào, thủ thỉ như kể chuyện bên tai của nhà thơ làng Chùa: “Bà không bao giờ hái rau khúc vào buổi chiều. Rau khúc vào buổi sáng sớm khi sương vẫn còn đọng trên mặt ruộng là lúc rau khúc ủ nhiều hương nhất vì thế mà ngon nhất”…

“Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được đồ chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng “mua được mấy lạng mỡ phần” thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường”…

Chiếc bánh khúc giản dị mà cũng là một phần của ẩm thực Hà Nội

Còn đây nữa: “Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên bàn thờ. Rồi bà tôi dỡ đăm chiếc bánh khúc nóng hổi cho vào một chiếc đĩa để chị tôi mang vào cuối làng biếu bà ngoại tôi. Chỉ sau khi làm xong hai việc đó, bà mới cho chúng tôi ăn bánh khúc.

Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như một báu vật. Mùi thơm ngây của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh quyện với mùi hành mỡ tỏa ra và làm nên một thứ hấp lực chứa đầy hạnh phúc lạ lùng trong tâm khảm tôi. Không phải hạnh phúc của một kẻ đói khát được ăn. Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ”.

Vài năm trở lại đây, thứ rau này bắt đầu trở lại nhịp sống nông thôn và cả thị thành. Người ta lùng mua rau khúc, phơi khô để làm bánh quanh năm. Tất nhiên, không thể ngon như bánh làm bằng lá khúc tươi nhưng ít ra còn được đúng là lá khúc chứ không phải là thứ lá rau khác. Trên các nhóm cư dân, cộng đồng, có khi người ta còn rao bán cả rau khúc. Thế mới thấy, những hương vị kí ức chỉ cần được khơi lại là sẽ lại có chỗ đứng trong đời sống hiện nay.

 Cũng lạ, ở quê, người ta không mấy chuộng thứ quà quê này. Chính vì thế, đời sống phát triển, dân quê thích ăn sáng bằng bún, phở, mì gói tiện lợi chứ không ăn bánh khúc nữa nhưng ở Hà Nội, suốt từ những năm chập chững bước chân vào đại học cho đến bây giờ, bánh khúc vẫn là thứ quà ăn sáng, ăn nhẹ, ăn đêm của người Hà Nội. Có lẽ, tại vị xôi nếp dẻo thơm, đỗ xanh quyện với lá khúc và miếng thịt nửa nạc nửa mỡ ngọt đậm đà, béo mà không ngấy đã khiến người ta khi đã ăn là không thể quên được món bánh dân dã này.

Bánh khúc ở Hà Nội có rất nhiều hàng nhưng nổi tiếng có lẽ chỉ vài thương hiệu. Đó là bánh khúc “Cô Lan Nguyễn Công Trứ” hay bánh khúc Hải Ngân, bánh khúc Thu Hoài... Thời của công nghệ thông tin, bánh khúc đã có hẳn trang web riêng của hiệu Bánh khúc Quân giới thiệu những nét đặc trưng, cách làm, địa chỉ và cách bảo quản món bánh này.

“Cơ động” và bền bỉ nhất vẫn là những xe bánh khúc chở đi bán dạo khắp Hà Nội. Nhiều người thích mua của hàng rong, bởi ngoài sự tiện lợi, còn thấy mình còn được tiếp xúc với hiện thân của hồn vía phố phường trong giây phút chầm chậm chờ đợi cô hàng khẽ khàng xúc chiếc bánh sao cho không bị vỡ nát mà lại đẹp mắt.

Nhiều lần, tưởng rằng họ chỉ là một, bởi ai cũng có cái lưng gầy gầy xương xương, cái nón lá, chiếc mủng đen đúa, xù xì nhưng ấp ủ thứ quà tinh hoa của ruộng đồng và chiếc xe đạp kót két, mòn vẹt. Chẳng biết, cô hàng trọ ở đâu, trong căn nhà nhỏ bé, thiếu thốn tiện nghi nào trong thành phố đông đúc này nhưng dưới cơn mưa dầm dề, trong mùa đông giá rét hay mùa hè nắng như đổ lửa, từ sáng tinh mơ cô mang món ăn yêu thích của nhiều người đi khắp thành phố và cho đến tận đêm khuya vẫn sẵn lòng bán tận nhà những ai chợt lên cơn thèm.

Trong những hương vị đặc trưng cho Hà Nội, bánh khúc tuy khiêm nhường nhưng chắc chắn sẽ nhiều người nhớ, nhiều người thương, nhiều người muốn thưởng thức. Bởi nắm xôi khúc ấm sực sẽ xua bớt đi cái lạnh của đêm đông, giúp ta lấy lại tinh thần làm việc sau bữa xế chiều hay đảm bảo no đến trưa cho một bữa sáng gọn nhẹ. Bởi vì lí do giản dị như thế thôi mà bánh khúc sẽ còn là một góc nhớ đối với người Hà Nội.

 Cẩm Tú - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiếp tục phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Xòe Thái

Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Điều này cũng đặt ra trách nhiệm cho các cấp, ngành và cộng đồng cần phải phát huy và bảo tồn để di sản này lan tỏa và trường trồn mãi mãi.

Phát triển du lịch Thủ đô thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sáng 20-9, Đoàn kiểm tra số 01 của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Du lịch về kết quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Hà Nội đẹp dịu dàng ngày chớm Thu

Mùa Thu có lẽ là "đặc sản" gây thương nhớ du khách khi đến Hà Nội. Mỗi độ Thu về, Thủ đô hiện lên vẻ đẹp dịu dàng, bình dị và đầy quyến rũ.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nho-ve-huong-khuc-ngay-mua-206524.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com