Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Những chính sách, pháp luật nổi bật có hiệu lực từ đầu năm 2023

01/01/2023 12:29

Kinhte&Xahoi Luật kinh doanh bảo hiểm; Luật cảnh sát cơ động; Luật sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ; Luật điện ảnh

Cụ thể, những 4 luật bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2023 gồm: Luật kinh doanh bảo hiểm; Luật cảnh sát cơ động; Luật sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ; Luật điện ảnh.

Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2023, khi thực hiện thủ tục hành chính, thay vì mang sổ hộ khẩu như trước đây, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ như thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân...

Trong tháng 1/2023, nhiều chính sách nổi bật sẽ chính thức có hiệu lực, đơn cử như: ban hành phương thức tra cứu thông tin công dân thay cho sổ hộ khẩu giấy, tăng mức lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở.

Từ ngày 1.1.2023, thay vì mang sổ hộ khẩu như trước đây, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ như thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân...

Quy định mới về nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy

Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.

Nghị định gồm 15 Điều, trong đó từ Điều 1 đến Điều 13 của Nghị định quy định việc sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Nghị định số 104/2022/NĐ-CP bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, chủ yếu thuộc nhiều lĩnh vực như: việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi…

Thay vào đó, khi thực hiện các thủ tục trên, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ: thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nghị định cũng bãi bỏ, thay thế một số cụm từ liên quan tới quy định về sổ hộ khẩu tại các nghị định liên quan tới một số lĩnh vực cụ thể như: điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; hộ tịch, người có công, bảo trợ xã hội…

4 luật có những điểm mới có hiệu lực từ ngày 1.1.2023

Luật cảnh sát cơ động: Theo đó, nhiệm vụ chính của cảnh sát cơ động là "sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố".

Có hiệu lực từ ngày 1.1.2023, Luật cảnh sát cơ động gồm 5 chương, 33 điều quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của cảnh sát cơ động; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với cảnh sát cơ động.

Trong đó, luật tiếp tục khẳng định và làm rõ chức năng của cảnh sát cơ động trong việc làm "nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội";

Luật cảnh sát cơ động quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động, xác định nhiệm vụ chính của cảnh sát cơ động là "sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố".

Đáng chú ý, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định và tự nguyện phục vụ trong cảnh sát cơ động; có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc có kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cảnh sát cơ động là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào cảnh sát cơ động.

Luật kinh doanh bảo hiểm: Luật kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 được thông qua ngày 16-6-2022, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2023.

Trong đó, có một số nội dung đáng chú ý như: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm chủ động phát triển sản phẩm; Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn tối đa 100% vốn điều lệ; Cắt giảm thủ tục hành chính; tăng tính bảo vệ quyền và lợi ích của bên mua bảo hiểm; Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chủ động trong việc thiết kế, xây dựng sản phẩm bảo hiểm; Bổ sung quy định về an toàn tài chính.

Luật điện ảnh (sửa đổi): Luật điện ảnh số 05/2022/QH15 (viết tắt là Luật điện ảnh năm 2022) kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật điện ảnh năm 2006. Luật điện ảnh năm 2022 có hiệu lực từ ngày 1-1-2023 và có 10 điểm mới cơ bản phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

1/ Sửa đổi, bổ sung khái niệm "Phim".

2/ Khuyến khích tăng cường, xã hội hóa hoạt động điện ảnh.

3/ Quy định chi tiết, cụ thể hơn những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh.

4/ Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện dưới ba hình thức.

5/ Quy định mới chế độ ưu đãi đối với tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim Việt Nam.

6/ Luật không quy định phát hành phim là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

7/ Quy định việc phân loại độ tuổi và hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo nội dung phim.

8/ Thời hạn lưu chiếu đối với phim nhập khẩu căn cứ theo thời hạn bản quyền phổ biến tại Việt Nam.

9/ Mở rộng chủ thể được tổ chức liên hoan phim.

10 /Luật đã bổ sung và làm rõ thêm mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.

Luật sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ: 7 chính sách lớn, điểm mới căn bản và quan trọng nhất trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XV thông qua vào kỳ họp thứ 3, ngày 16.6.2022.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14.1.2022, trong khi quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14.1.2024.

Nội dung sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn, bao gồm:

1/ Đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả.

2/ Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách nhà nước.

3/ Tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

4/ Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

5/ Tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ.

6/ Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

7/ Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập.

 Đại Văn- Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tái hiện ''Cung đình ngày xuân'' tại Hoàng thành Thăng Long

Chào xuân mới 2023, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Chương trình Tết Việt với chủ đề “Cung đình ngày xuân” nhằm phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long xưa tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Tạo sức sống lâu bền cho di sản ca trù Thủ đô

Sau 12 năm vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (năm 2009) của UNESCO, nhiều nghệ nhân gạo cội đã đi xa. Di sản ca trù của Hà Nội đang được tiếp nối với sự góp sức của cả cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Lên Mù Cang Chải ngắm hoa Tớ Dày, xem giã bánh giầy, vui xuân cùng bà con bản Mông

Cứ mỗi độ xuân sang hoa Tớ Dày lại bung nở đỏ thắm trên những triền núi xanh. Hoa Tớ Dày, hay còn gọi là hoa Đào Rừng – loài hoa có sức sống mãnh liệt, đặc trưng riêng có gắn liền với cuộc sống từ bao đời nay của đồng bào Mông vùng cao Tây Bắc, nhất là đối với người Mông huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nơi có tỷ lệ che phủ rừng rất cao (67,25 %), do đó mùa hoa Tớ Dày ở đây vẫn còn rất nguyên sơ như thủa ban đầu.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/nhung-chinh-sach-phap-luat-noi-bat-co-hieu-luc-tu-dau-nam-2023-d188626.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com