Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Những “lá chắn thép” canh giữ bình yên cho Thủ đô

31/08/2021 11:16

Kinhte&Xahoi Hà Nội đang trong những ngày giãn cách xã hội, Tết Độc lập năm nay diễn ra trong thời điểm tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Những chiến sĩ tuyến đầu như Công an, Y tế… vẫn ngày đêm thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch, góp sức mình cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Họ như những “lá chắn thép” canh gác bình yên cho Thủ đô.

Không phút lơ là chủ quan

Trong ánh nắng hanh vàng của mùa Thu ngày đầu tháng 9, chúng tôi đến chốt kiểm soát dịch số 14 - đường Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (cao tốc Hà Nội, Hòa Bình, huyện Thạch Thất). Gần 2 tháng nay, tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình đã trở thành “trận địa” của Đội Cảnh sát giao thông số 11, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) trên phòng tuyến phòng, chống Covid-19.

Lực lượng chức năng kiểm soát tại các cửa ngõ Thủ đô.

Trung úy Thân Công Tuấn Anh, chiến sĩ trẻ nhất của Đội Cảnh sát giao thông số 11, đang điều tiết giao thông, kiểm tra các xe tải “luồng xanh” với găng tay, khẩu trang, kính chống giọt bắn… được trang bị đầy đủ. “Mỗi ngày, có hàng nghìn lượt người và phương tiện lưu thông qua chốt, việc tiếp xúc gần với các tài xế là không thể tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, do đó, anh em phải hết sức đề phòng”, Trung úy Tuấn Anh cho biết. Theo Trung úy Tuấn Anh, thời gian trực các chốt được chia làm 4 ca, mỗi ca dài kéo 6 tiếng và luân phiên thay đổi. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, đa phần anh em đều sinh hoạt tại đội vì ngoài công việc trực chốt còn phải đảm bảo các nhiệm vụ khác như tuần tra giao thông, thực hiện các công việc cứu hộ cứu nạn, trực ban cơ quan.

Tương tự, tại chốt giáp ranh xã Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) với huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), chúng tôi tận mắt chứng kiến tinh thần làm việc quyết tâm, nghiêm túc, cũng như khó khăn vất vả của lực lượng Công an, Y tế, dân quân… ngày, đêm bám chốt. Đại úy Phạm Văn Hiếu - Phó trưởng Công an xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, cho biết, chốt nằm giáp ranh giữa tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội, hàng ngày có rất nhiều xe “luồng xanh” đi qua, anh em luôn tập trung cao độ, đảm bảo kiểm soát toàn bộ người và phương tiện lưu thông. Để quá trình cho xe thông chốt nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, các cán bộ thực hiện đúng và đủ quy trình đảm bảo an toàn phòng dịch.

Đặc biệt là việc sử dụng mã QR Code kiểm tra đối với các phương tiện vận tải “luồng xanh” giúp quá trình kiểm tra, xác minh đối với các phương tiện được thực hiện nhanh và chính xác hơn. Theo Đại úy Phạm Văn Hiếu, các chốt giáp ranh đa phần đều là nơi hẻo lánh, lượng dân cư ít nhưng xe cộ qua lại nhiều, rất khó khăn khi tính toán đến vị trí đặt chốt bởi địa hình hiểm trở một bên là đồi núi, một bên là vực sâu. Những khi thời tiết không thuận lợi như ngày mưa bão, anh em trực chốt thật sự càng khó khăn, vất vả. “Tết Độc lập năm nay thật đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không có những giây phút thảnh thơi, ấm áp bên gia đình. Nhưng bất kể ngày nào còn mang sắc phục Công an nhân dân, chúng tôi vẫn quyết tâm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ. Với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, bám chốt, bám đường, nhất định mình và toàn đội sẽ giữ vững phòng tuyến, ngăn chặn sự lây lan của dịch từ bên ngoài vào Thành phố”, Đại úy Phạm Văn Hiếu khẳng định quyết tâm...

Cũng như những “lá chắn thép” nơi cửa ngõ ra, vào Thành phố, thời gian qua, lực lượng chức năng trên địa bàn Thủ đô đã lập chốt, tăng cường tuần tra trên một số tuyến đường, thực hiện kiểm tra, kiểm soát bất kể ngày đêm các trường hợp ra ngoài đường khi không có nhiệm vụ cần thiết. Qua đó đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch, đảm bảo thực hiện nghiêm Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Tại quận Hai Bà Trưng, với mục tiêu xây dựng xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ” chống dịch, quận đã lập 37 chốt cố định kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng, chống dịch Covid-19; 295 chốt kiểm tra do các Tổ Covid-19 cộng đồng phụ trách. Đồng thời, quận đã thành lập 41 tổ kiểm tra lưu động (4 tổ của quận và 37 tổ của 18/18 phường) thường xuyên tuần tra, kiểm soát nhằm xử lý nghiêm hành vi vi phạm, không để xảy ra tình trạng tranh thủ, lợi dụng thời gian ban đêm hoặc sáng sớm để vi phạm giãn cách xã hội. Còn tại huyện Ứng Hòa, thực hiện siết chặt công tác quản lý phòng, chống dịch tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… nhất là trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, ngày cuối tuần. Từ ngày 7/8/2021, toàn huyện đã thành lập 887 chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19, trong đó có 311 chốt mềm, 576 chốt cứng và triển khai các tổ an toàn tự quản tại các thôn, xóm, khu phố nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và bảo vệ vùng xanh trên địa bàn huyện.

Gác lại những riêng tư

Năm nay, Tết Độc lập diễn ra khi Thành phố vẫn chưa hết giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, Trung úy Thân Công Tuấn Anh - Đội Cảnh sát giao thông số 11 quyết định ở lại đơn vị, cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ. “Đã lâu rồi, anh em trực chốt dường như không có khái niệm về thời gian, hay ngày nghỉ cuối tuần, tất cả đều theo lịch trực luân phiên. Cũng từ đó chiếc điện thoại trở thành cầu nối mỗi khi nhớ nhà. Tôi có cậu nhóc hơn 3 tháng tuổi, sau mỗi ca trực, lại tranh thủ gọi điện về cho gia đình, nhìn con cho đỡ nhớ”, Trung úy Tuấn Anh chia sẻ. Trên màn hình điện thoại của Trung úy Tuấn Anh là cậu con trai mới hơn 3 tháng tuổi đang được mẹ bế trên tay. Khi được hỏi, “ông xã nhận nhiệm vụ công tác xa nhà dài ngày, lâu rồi không về, có khi nào chị giận anh không?”, chị Dương Hà Ngân, vợ của Trung uý Tuấn Anh cười rất tươi trả lời, “khi đã lựa chọn làm hậu phương của người lính là mình yêu cả những nhọc nhằn, khó khăn và vất vả của anh rồi”. Chị Hà tâm sự, anh Tuấn Anh kiệm lời, ít khi thể hiện cảm xúc, nhưng mỗi lần gọi điện về cho vợ, lắng nghe câu chuyện của hai bố con, tôi biết anh cũng rất nhớ gia đình. Chỉ mong sao Hà Nội sớm kiểm soát dịch bệnh để sau những giờ làm nhiệm vụ, ông xã bình an trở về như trước kia.
Ảnh: Minh Phương

Tiếp tục duy trì kế hoạch của Công an thành phố Hà Nội, 6 Tổ công tác liên ngành kiểm soát chặt người ra đường không có lý do tại 12 quận nội thành đã tạo hiệu quả kiểm soát và phát hiện nhiều trường hợp ra đường không rõ lý do, tạm giữ nhiều phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông. Từ đó đến nay, Đại úy Trần Ngọc Lực, Đội Cảnh sát giao thông số 3 (Công an thành phố Hà Nội), thường xuyên cùng đồng đội thực hiện công tác phòng, chống dịch tại chốt kiểm soát trên nhiều tuyến đường nội đô. Mỗi ngày, Tổ công tác liên ngành số 3 đã kiểm soát hàng nghìn lượt người và phương tiện lưu thông qua chốt. “Bất kể, mưa to hay nắng gắt, Tổ công tác liên ngành không lơ là chủ quan, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp sức mình cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19”, Đại úy Trần Ngọc Lực cho biết…

Được biết, vợ Đại úy Lực cũng công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông, có lẽ chính vì vậy họ nhận được sự thông cảm, sẻ chia sự vất vả trong công việc. “Những ngày lễ, Tết, thường cả hai vợ chồng đều được phân công nhiệm vụ, có khi vợ tôi trực đến nửa đêm, còn tôi trực đến sáng hôm sau, thời gian dành cho con cái theo đó cũng ít đi. May mắn, hai con tôi (cháu lớn lớp 4, cháu bé lớp 2) cũng đã quen với công việc của bố mẹ, nên hai vợ chồng yên tâm công tác. Năm nay là một năm vô cùng đặc biệt. Ngày Quốc khánh, gác lại những riêng tư để cùng đơn vị ứng trực phòng, chống dịch, có lẽ gia đình tôi sẽ đón một ngày lễ cũng thật đặc biệt, đoàn tụ qua… internet”, Đại úy Lực tâm sự.

Thay cho không khí rộn ràng, tưng bừng như mọi năm, ngày Quốc khánh năm nay, người dân sẽ ở nhà để chung tay cùng các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Gác lại những nỗi niềm riêng tư, những cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô tiếp tục “căng mình” trên mọi mặt trận, nỗ lực đẩy lùi đại dịch, vì sự bình yên của nhân dân./.

Minh Phương - LĐTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đừng biến mình thành “những con virus viết Facebook”

Mấy ngày nay, dân mạng truyền nhau mẩu chuyện “đi chợ giúp dân” của chiến sĩ bộ đội. Một số cư dân mạng lấy việc người chiến sĩ nói ngọng và sự khác biệt ngôn ngữ giữa vùng, miền, mua vui trong những câu chuyện cười cợt. Đông đảo người dân và bạn trẻ cả nước đã lên tiếng về việc này…

link bài gốc https://laodongthudo.vn/nhung-la-chan-thep-canh-giu-binh-yen-cho-thu-do-129211.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com