Những món ăn kiêng kỵ tuyệt đối không cúng ông Công ông Táo

17/01/2020 11:45

Kinhte&Xahoi Mâm cúng 23 tháng Chạp ngày càng trở nên phong phú nhưng gia chủ không nên cúng những món dưới đây.

Một mâm âm cơm đủ đầy cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian Việt Nam từ bao đời nay, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có tục cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

Tùy theo phong tục tập quán ở mỗi địa phương, mâm cúng ông Công ông Táo cũng có những điểm khác biệt. Nhìn chung, không thể thiếu các món ăn truyền thống như gà luộc, bánh chưng, nem rán, giò, canh măng... Ngoài ra, mỗi vùng miền lại có các món ăn đặc trưng khác nhau mang đậm bản sắc riêng.

Gia chủ lưu ý không nên làm món cá rán bởi đây là món ăn được cho là kiêng kỵ, không may mắn. Theo các chuyên gia phong thủy, tuyệt đối không nên cúng cá rán, đặc biệt là cá chép. Bởi việc làm này sẽ mâu thuẫn với phong tục truyền thống là cá chép được phóng sinh khi còn sống. Nếu cúng món ăn này, ông Công ông Táo sẽ không còn "phương tiện" lên chầu trời.

Cá rán là món ăn kiêng kỵ tuyệt không cúng ông Công ông Táo

 Bên cạnh đó, là một số loại thịt kiêng kỵ không đem cúng ông Công ông Táo như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó…

Ngoài ra, khác với các mâm cúng ngày Rằm hay cúng ngày Tết, cúng ông Công ông Táo phải được thực hiện trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Đây là "thời hạn chót" để ba vị đầu rau bay lên trời. Tùy theo điều kiện thời gian mà mỗi gia đình có thể chọn ngày, giờ cúng khác nhau. Các gia đình có thể cúng ông Táo trước 1-2 ngày đều được.

Theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ ông Công ông Táo tiến hành ở dưới bếp như vậy là không đúng. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Làm sao để hội tan mà lòng người còn náo nức?

Trong cuốn “An nam phong tục”, cụ Phan Kế Bính đã khảo cứu và trình bày khá chi tiết về lễ hội dân gian vào đầu thế kỷ trước. Theo đó, làng nào cũng có hội vào dịp đầu năm để tế thần, tưởng niệm, ghi ơn người có công với làng, với nước mà làng đó thờ phụng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/nhung-mon-an-kieng-ky-tuyet-doi-khong-cung-ong-cong-ong-tao-d115331.html