Phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030

03/12/2021 09:44

Kinhte&Xahoi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 2/12/2021 phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Ảnh minh họa

Chương trình đặt mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững; bảo đảm tích hợp được vào khung kiến trúc Chính phủ điện tử và Hệ tri thức Việt số hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, bảo đảm đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi.

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2030: 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh; 100% các di tích quốc gia đặc biệt được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; 100% các bảo vật quốc gia, các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; ưu tiên số hóa theo nhu cầu sử dụng của xã hội các di tích quốc gia và các hiện vật, nhóm hiện vật tại các bảo tàng, ban quản lý di tích; 100% người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số.

Để đạt được các mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình là hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật. Cụ thể, Chương trình yêu cầu xây dựng, hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về di sản văn hóa số và ứng dụng công nghệ trong việc số hóa thông tin, chuẩn hóa hệ dữ liệu di sản văn hóa trong kho dữ liệu số quốc gia; kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các lĩnh vực bảo tàng, thư viện; xác lập quyền truy cập, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu cho các tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển du lịch và các nhu cầu khác ở trong nước và quốc tế.

Ảnh minh họa

Đồng thời, Chương trình đặt ra nhiệm vụ xây dựng nền tảng kỹ thuật số và các bộ tiêu chuẩn chung về lưu trữ; xây dựng, tạo lập dữ liệu số về di sản văn hóa; quản lý, vận hành và khai thác kho cơ sở dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa; tích hợp cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa theo tiêu chuẩn tuân thủ khung kiến trúc Chính phủ điện tử do cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ban hành, nhằm mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở, phục vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khai thác, tham gia phát triển, sáng tạo các dịch vụ mới; thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, các đơn vị nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đổi mới chương trình, hình thức và đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo lại; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý và người làm công tác di sản văn hóa.

 Hiếu Trung - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Covid-19 khiến tình trạng “zombie công sở” gia tăng trong giới trẻ

Không chỉ phổ biến trong loạt phim điện ảnh, “zombie” hay “xác sống” đang tồn tại thực sự trong môi trường làm việc ở nhiều công sở. Không gắn kết với công việc nhưng cũng không ra đi, những "zombie" này gây ảnh hưởng trầm trọng tới văn hóa công sở và hiệu suất ông việc của cả công ty. Đáng báo động hơn, số lượng "zombie" công sở đang ngày một tăng lên và có xu hướng trẻ hóa hậu đại dịch.

Cùng bạn trẻ lên Ba Vì ngắm hoa Dã Quỳ

Trong những năm trở lại đây, mùa hoa Dã Quỳ Ba Vì (huyện Ba Vì, TP Hà Nội) được rất nhiều bạn trẻ dành thời gian tham quan để lưu lại những khoảnh khắc thật đẹp. Đây là loài hoa biểu tượng cho vùng núi Ba Vì, báo hiệu một mùa đông tới.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/phe-duyet-chuong-trinh-so-hoa-di-san-van-hoa-viet-nam-giai-doan-2021-2030-184623.html