Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Sức lực của nhiều doanh nghiệp bị bào mòn

11/11/2021 16:12

Kinhte&Xahoi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính khiến số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2020.

Chiều 11/11, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời các vấn đề chất vấn mà đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn về giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới.

Trong báo cáo về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính khiến số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2020.

Lý do thứ nhất, đó là sự bùng phát mạnh của làn sóng COVID-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài liên tiếp (đặc biệt là quý III/2021) khiến hoạt động - sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề.

“Lý do thứ hai, là sau nhiều tháng liền chống chọi với những khó khăn do dịch COVID-19, sức lực của nhiều doanh nghiệp đã bị bào mòn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.

Theo đó, nhiều nhà máy sản xuất, đặc biệt là ở khu vực phía Nam phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa; doanh nghiệp không tiếp cận được khách hàng, hoạt động vận tải hàng hóa và chuỗi cung ứng cho sản xuất bị gián đoạn, đứt gãy, doanh thu giảm mạnh hoặc thậm chí không có doanh thu, các nguồn lực dự trữ đang cạn dần, thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm.

Và nguyên nhân thứ ba, đó là trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp lựa chọn “đóng băng” trong ngắn hạn để xem xét tình hình, diễn biến của dịch bệnh, “trú ẩn” để bảo toàn nguồn vốn chờ qua giai đoạn dịch bệnh phức tạp và giãn cách nghiêm ngặt.

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước thực tế này, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. 

Gần đây nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Các chính sách, giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 105/NQ-CP, theo Bộ trưởng, đã được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao và kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Hiện nay, các giải pháp, nhiệm vụ đã và đang được các bộ, ngành và địa phương tích cực triển khai thực hiện và cơ bản hoàn thành theo đúng tiến độ được giao.

Tháng 10/2021 cũng ghi nhận 45/63 địa phương có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng so với tháng 9/2021. Trong đó, đáng chú ý các địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh đều có sự phục hồi ấn tượng như: Đà Nẵng tăng 167,3%, Cần Thơ tăng 58,3%, TPHCM tăng 31,6%, Hà Nội tăng 17,8%, Bình Dương tăng 17%, Đồng Nai tăng 3,8%.

“Có thể thấy, những nỗ lực vừa qua của Chính phủ đã được cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân ghi nhận và giảm bớt phần nào những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu, giúp doanh nghiệp có thể duy trì, ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh và việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

 Chí Kiên - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Huy động nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa

Ngày 5/11, Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP Hà Nội sau đợt giám sát thực tế các địa phương về việc thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND TP về “Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Ba Vì (Hà Nội) có 7 xã miền núi gồm: Tản Lĩnh, Ba Trại, Yên Bài, Minh Quang, Khánh Thượng, Vân Hòa và Ba Vì với 6.583 hộ (bằng 41% tổng số hộ) tương đương 67.987 người dân tộc thiểu số. Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số luôn được huyện Ba Vì coi trọng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/suc-luc-cua-nhieu-doanh-nghiep-bi-bao-mon-d170511.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com