Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Tập trung kiểm tra việc đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe đường bộ

11/04/2023 11:34

Kinhte&Xahoi Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 119/TB-VPCP ngày 10/4/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023.

Tập trung kiểm tra việc đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe đường bộ. (Ảnh minh họa)

Quý I năm 2023 TTATGT cơ bản được bảo đảm

Thông báo nêu: Quý I năm 2023 tiếp tục đà phục hồi kinh tế - xã hội, nhu cầu vận tải và số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao, nhất là trong các dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, địa phương, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cơ bản được bảo đảm. Tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục được kiềm chế và kéo giảm sâu so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể giảm 15,43% về số vụ, giảm 15,23% về số người chết và giảm 8,57% số người bị thương. Đặc biệt, số vụ TNGT do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn giảm sâu so với các năm trước; số vụ ùn tắc giao thông trong các dịp cao điểm giảm đáng kể sau khi triển khai thu phí điện tử không dừng trên phạm vi toàn quốc; tình hình vi phạm về thành thùng hàng và chở quá tải trọng xe tại các địa phương đã được xử lý căn bản.

Phó Thủ tướng biểu dương Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trong ngành từ trung ương đến địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng, phương tiện và vận tải, cấp cứu nạn nhân TNGT… nhằm kéo giảm nguy cơ xảy ra các vụ TNGT cũng như giảm thiểu thiệt hại về tài sản, sức khỏe và sinh mạng của người tham gia giao thông.

Phó Thủ tướng đánh giá cao Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tấn báo chí đã kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT trong các bản tin thời sự hàng ngày, cảnh báo các nguy cơ cao gây TNGT, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh TNGT. Biểu dương 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Thông báo nêu rõ: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm TTATGT quý I năm 2023 còn một số tồn tại, hạn chế như: Còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Vi phạm về TTATGT còn nhiều, trong đó vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt chưa được xử lý kịp thời. Còn hiện tượng tụ tập, đua xe mô tô trái phép xảy ra tại một số địa phương.

Vấn nạn xe ô tô tải không thực hiện nghiêm quy định về xếp hàng hoá lên phương tiện, khiến cho hàng hoá bị rơi xuống đường, gây mất ATGT chưa được xử lý triệt để. Số vụ ùn tắc giao thông cục bộ có xu hướng gia tăng. Còn 16 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2022, trong đó 11 tỉnh tăng trên 20% là: Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang, Hà Giang, Tây Ninh, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Kon Tum, Lạng Sơn và Sơn La.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do: (i) Hiệu lực thực thi pháp luật về TTATGT ở một số địa phương còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng chức năng có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, nhất là trong việc thực hiện quy định ATGT đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ.

(ii) Ý thức chấp hành các quy định pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu kém, tình trạng lái xe vi phạm tốc độ, sai phần đường, làn đường, vi phạm quy định về nồng độ cồn, chất ma túy khi lái xe... còn diễn ra, chưa được xử lý triệt để. (iii) Cấp uỷ, chính quyền ở một số địa phương, đơn vị còn nhận thức chưa đúng, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, thậm chí "khoán trắng" cho lực lượng chuyên trách.

Tổ chức kiểm tra một số địa phương có tình hình TNGT tăng cao

Quý II năm 2023 sẽ là giai đoạn tăng tốc phát triển để tạo đà thực hiện cho được mục tiêu tăng trưởng của cả năm, nhu cầu vận tải và số lượng phương tiện tham gia giao thông sẽ tiếp tục tăng cao, nhất là trong dịp nghỉ Lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch Hè 2023, tạo nên thách thức lớn cho công tác bảo đảm TTATGT.

Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và mục tiêu Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2023 của Ủy ban ATGT Quốc gia.

Trong đó, Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Hội nghị tổng kết Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trong tình hình mới; tổ chức đoàn kiểm tra của Ủy ban ATGT Quốc gia tại một số địa phương có tình hình TNGT tăng cao trong quý I năm 2023.

Xử lý các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" TNGT mới phát sinh

Bộ Giao thông vận tải bảo đảm tiến độ và chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTATGT, đặc biệt là Dự án Luật Đường bộ và các Thông tư quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ, quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Bảo đảm tiến độ, chất lượng, TTATGT và bảo vệ môi trường các dự án trọng điểm ngành GTVT, như các dự án trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cầu Rạch Miễu 2… Bảo đảm điều kiện ATGT, bố trí các điểm dừng/nghỉ tạm thời và sớm đầu tư hệ thống trạm dừng nghỉ dọc đường cao tốc, nhất là các dự án sắp đưa vào khai thác.

Tiếp tục rà soát, xử lý các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" TNGT mới phát sinh; phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng thực hiện công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trong mùa mưa lũ.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị của Bộ và Sở Giao thông vận tải các địa phương tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là khai thác có hiệu quả dữ liệu từ hệ thống giám sát hành trình, camera gắn trên xe ô tô kinh doanh vận tải…; sớm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của lái xe, chủ xe nhằm giảm nguy cơ TNGT đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; quản lý chặt chẽ điều kiện ATGT của phương tiện chở khách đường thuỷ, nhất là trên tuyến bờ ra đảo.

Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành giao thông vận tải theo kế hoạch và đột xuất, trong đó tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe đường bộ và việc sử dụng các dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phục vụ quản lý vận tải và bảo đảm ATGT tại các Sở Giao thông vận tải địa phương.

Xây dựng phương án tổ chức lại giao thông theo từng tuyến

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT, trong đó tiếp tục duy trì chuyên đề xử lý vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, tốc độ, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không thắt dây an toàn trên ô tô...; tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm của lái xe, chủ xe ô tô kinh doanh vận tải; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án "Đầu tư lắp đặt camera để giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh, trật tự và xử lý vi phạm giao thông".

Nghiên cứu xây dựng, bổ sung hoàn thiện các phương án phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi tuyến đường, địa phương; rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến giao thông để kiến nghị xây dựng phương án tổ chức lại giao thông theo từng tuyến, nhất là các tuyến giao thông phức tạp để kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, giải quyết các "điểm đen", các tuyến giao thông phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường triển khai thực hiện công tác giáo dục ATGT cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ lễ 30/04-01/5, nghỉ hè và kỳ thi Quốc gia năm 2023.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động tổng hợp, đánh giá xu hướng thông tin trên báo chí, truyền thông để nắm bắt các vấn đề phát sinh trong công tác truyền thông về bảo đảm TTATGT và có định hướng, chỉ đạo kịp thời công tác tuyên truyền ATGT.

Các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông. Đổi mới phương thức tuyên truyền để nội dung tuyên truyền ATGT hấp dẫn hơn; xây dựng văn hoá giao thông theo tổ chức gắn với vai trò nêu gương của người đứng đầu; tập trung xây dựng văn hoá giao thông an toàn trong đơn vị kinh doanh vận tải, doanh nghiệp, khu công nghiệp có đông công nhân, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; đưa nội dung giáo dục tuyên truyền ATGT vào chương trình sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục triển khai Kế hoạch Năm ATGT 2023 tại địa phương; đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương sơ kết công tác bảo đảm TTTAGT quý I và định hướng nhiệm vụ quý II năm 2023; triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm TTATGT đợt nghỉ lễ 30/4 -01/5 và cao điểm Hè 2023; chủ động trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương trong bảo đảm TTATGT; tăng cường kiểm tra chấp hành các quy định về bảo đảm TTATGT đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa trên địa bàn; ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí bảo trì đường bộ để khắc phục các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" TNGT trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương tiếp tục triển khai Kế hoạch Năm ATGT 2023 tại địa phương - Duy trì thường xuyên và liên tục các hoạt động tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm về TTATGT theo chỉ đạo của Bộ Công an, kế hoạch năm ATGT 2023 của địa phương; ưu tiên kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma tuý khi lái xe; chở hàng hoá quá tải trọng quy định của phương tiện và cầu đường và các hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT... nghiêm cấm cán bộ, công chức can thiệp vào quá trình xử lý của lực lượng chức năng trong các hoạt động bảo đảm TTATGT.

Đối với các tỉnh, thành phố có TNGT tăng cao trong quý I, đề nghị tổ chức kiểm điểm, đánh giá trách nhiệm của từng địa bàn, lĩnh vực để xảy ra TNGT tăng, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm TTATGT.

UBND Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trực thuộc trung ương xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các giải pháp về phòng, chống ùn tắc giao thông: (i) Phát huy hiệu quả hoạt động của các tuyến đường sắt đô thị sau khi chính thức được đưa vào khai thác sử dụng; (ii) Chỉ đạo lực lượng chức năng thường xuyên khảo sát, phát hiện cập nhật các bất cập, điều chỉnh phân luồng và tổ chức giao thông hợp lý; (iii) Tập trung lập lại trật tự lòng, lề đường; ưu tiên sử dụng lề đường, vỉa hè cho người đi bộ và bố trí điểm dừng đón/trả khách cho xe buýt; xử lý nghiêm các hành vi sử dụng trái phép lòng, lề đường, hè phố; khuyến khích phát triển và sử dụng vận tải công cộng gắn với đi bộ và đi xe đạp; quan tâm bảo đảm ATGT cho trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật.

Phạm Duy -Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Di sản văn hóa - 'mỏ vàng' du lịch Việt

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài hơn 4.000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với các di sản được UNESCO vinh danh.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/giao-thong-do-thi/tap-trung-kiem-tra-viec-dao-tao-sat-hach-cap-giay-phep-lai-xe-duong-bo-d192310.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com