Thanh Hoá công nhận thêm 7 nghề và làng nghề truyền thống năm 2024

07/06/2024 14:17

Kinhte&Xahoi UBND tỉnh Thanh Hóa vừa công nhận thêm 1 nghề truyền thống, 2 làng nghề, 4 làng nghề truyền thống của các huyện Nông Cống, Thọ Xuân, Nga Sơn, TP. Thanh Hóa.

Sáng ngày 6/6/2024, ông Lê Đức Giang – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị họp Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa năm 2024.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị họp Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: UBND tỉnh Thanh Hoá))

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị họp Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: UBND tỉnh Thanh Hoá))
Sau khi xem xét hồ sơ và tham khảo ý kiến của các ngành chức năng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2024 cho 7 nghề và làng nghề, gồm: 1 nghề truyền thống, 2 làng nghề và 4 làng nghề truyền thống, gồm:

1 nghề truyền thống: Nghề truyền thống chế tác đá mỹ nghệ làng Nhồi (phố Tây Sơn), phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa.

2 làng nghề: Làng nghề miến dong làng Vạn Thành, xã Thăng Long, huyện Nông Cống; Làng nghề sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh ở thôn 3, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn.

4 làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống làm nón lá thôn 1, xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân; Làng nghề truyền thống làm nón lá thôn 2, xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân; Làng nghề truyền thống làm nón lá thôn 5, xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân; Làng nghề truyền thống làm nón lá thôn 6, xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân.

Sau khi các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu. Kết quả 100% phiếu đồng ý công nhận 7 nghề và làng nghề, gồm: 1 nghề truyền thống, 2 làng nghề và 4 làng nghề truyền thống.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nhấn mạnh, sau khi được công nhận, để các nghề, làng nghề phát triển bền vững và ngày càng hiệu quả, các địa phương phải tăng cường đào tạo, hỗ trợ các Hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở, hộ gia đình ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm làng nghề, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn thiện lại các thủ tục, hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét, ra Quyết định Công nhận các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2024. Ngành Nông nghiệp sớm xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực nghề truyền thống.

Phương Nhi - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Hồ Tây đã từ lâu nổi tiếng với thương hiệu sen Hồ Tây hay còn gọi là sen Bách Diệp. Nhưng từ năm 2018 đến nay, do những sự thay đổi của thời tiết, chất lượng nước… khiến diện tích trồng sen để làm nguyên liệu cho nghề ướp chè sen bị thu hẹp. Do đó, việc khôi phục và phát triển nghề trồng sen là hết sức cần thiết nhằm tạo cảnh quan quanh Hồ Tây cũng như việc phát triển nghề ướp chè sen cũng như các sản phẩm có liên quan đến sen.

link bài gốc https://phapluatplus.vn/thanh-hoa-cong-nhan-them-7-nghe-va-lang-nghe-truyen-thong-nam-2024-199866.html