Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Trải nghiệm “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” tại Hoàng thành Thăng Long

06/06/2024 15:13

Kinhte&Xahoi Ngày 6-6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa" trong chuỗi hoạt động nhân dịp tết Đoan Ngọ 2024 (5-5 âm lịch).

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà dâng hương trong nghi thức lễ ban quạt tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: H.L

Phát biểu tại chương trình, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của khu di sản Hoàng thành Thăng Long, những năm gần đây Trung tâm đã tổ chức, thể nghiệm các nghi lễ cung đình với mong muốn mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch đặc sắc, đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một trong các nghi lễ cung đình đã trở thành hoạt động thường niên tại khu di sản chính là Tết Đoan Ngọ với chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa”.

Thực hiện nghi thức Lễ ban quạt trong Tết Đoan ngọ của cung đình xưa. Ảnh: H.L

Thông tin thêm về Tết Đoan ngọ, PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết, Tết Đoan ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, thường được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Đây là ngày tết truyền thống của một số quốc gia, vùng lãnh thổ Đông Á gồm Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Trung Quốc. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, Đoan ngọ được xem là một trong những dịp lễ tết quan trọng bậc nhất.

Trong cung đình, Tết Đoan ngọ là lễ thường triều, nhà vua chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan, với mong ước ban phúc lành, ban sức khỏe, bình an cho muôn nhà. Tết được các vương triều tổ chức trang trọng với những lễ nghi mang tính cung đình. Các nguồn sử liệu cho biết, dưới thời Lê Trung hưng, tết cũng là dịp để nhà vua, hoàng tộc sửa soạn lễ phẩm dâng tiến lên tổ tiên và các bậc sinh thành.

Chương trình Tết “Đoan ngọ Thăng Long xưa” gồm có các hoạt động: Trưng bày về các phong tục dân gian truyền thống, các nghi lễ trong cung đình ngày Tết Đoan ngọ, thực hành hai nghi lễ đặc sắc ngày Tết Đoan ngọ trong cung đình (nghi lễ cúng tế tổ tiên và nghi lễ ban quạt), thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ” và trình diễn, giao lưu nghệ thuật thưởng trà.

Những phong tục ăn trái cây, ăn bánh tro, ăn cơm rượu nếp, uống rượu hùng hoàng, xương bồ để “giết sâu bọ” trong người vào lúc sáng sớm; tục hái thảo mộc làm thuốc và làm trà vào giờ ngọ; tục đeo chỉ ngũ sắc, đeo túi thơm có đựng hạt mùi, bột hùng hoàng để xua đuổi côn trùng… trong dịp Tết Đoan ngọ được tái hiện tại không gian thờ cúng và không gian trưng bày các loại thảo mộc, túi thơm.

Tái hiện nghi lễ ban quạt trong dịp Tết Đoan ngọ là điểm nhấn của chương trình. Ảnh: H.L

Khu trưng bày đã làm gợi nhớ đến hình ảnh 2 khu phố cổ quen thuộc là Thuốc Bắc và Hàng Mụn. Vào mỗi dịp Tết Đoan ngọ, người dân kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn về đeo cho trẻ con; mua lá thảo mộc về làm trà đun nước uống, mua thảo dược về phòng bệnh…

Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội còn phối hợp Hội Di sản văn hóa Thăng Long, Công ty CP Ỷ Vân Hiên và Trung tâm Bảo tồn phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam thực hành nghi lễ tiến phẩm dâng hương lên các vị tiên đế và nghi lễ ban quạt. Đây là những nghi lễ mang tính cung đình được thực hiện dưới triều Lê Trung hưng.

Công chúng cũng sẽ được trải nghiệm thực hành phong tục dân gian "giết sâu bọ" và phần giao lưu, trò chuyện cùng Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết về phong tục này; tìm hiểu nghệ thuật thưởng trà cung đình với các nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng, Nguyễn Cao Sơn.

Chương trình diễn ra đến ngày 9-6.

Hoàng Lân - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Hồ Tây đã từ lâu nổi tiếng với thương hiệu sen Hồ Tây hay còn gọi là sen Bách Diệp. Nhưng từ năm 2018 đến nay, do những sự thay đổi của thời tiết, chất lượng nước… khiến diện tích trồng sen để làm nguyên liệu cho nghề ướp chè sen bị thu hẹp. Do đó, việc khôi phục và phát triển nghề trồng sen là hết sức cần thiết nhằm tạo cảnh quan quanh Hồ Tây cũng như việc phát triển nghề ướp chè sen cũng như các sản phẩm có liên quan đến sen.

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Một số lễ hội dân tộc được phục dựng chỉ để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương. Cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho người dân lẫn du khách.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/trai-nghiem-tet-doan-ngo-thang-long-xua-tai-hoang-thanh-thang-long-668528.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com