Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

UBND huyện Mộc Châu làm trái quy định trong việc chi tiền Tết cho 158 người có uy tín

14/12/2022 11:47

Kinhte&Xahoi Đó là một trong những nội dung mà Ban dân tộc tỉnh Sơn La kết luận thanh tra về việc tổ chức thực hiện một số chính sách dân tộc tại huyện Mộc Châu.

Mộc Châu là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Sơn La, tổng diện tích tự nhiên 1.071,7 km2. Trên địa bàn huyện có 12 dân tộc anh em cùng chung sống.

Trong giai đoạn 2016 - 2021, trên địa bàn huyện Mộc Châu đã triển khai một số chương trình, chính sách dân tộc. Một số chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Mộc Châu cơ bản đảm bảo yêu cầu, kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Cụ thể đối với "Chương trình 135 theo Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ (năm 2016-2020)".

Theo đó UBND huyện Mộc Châu đã chỉ đạo các đơn vị và UBND các xã (được giao làm chủ đầu tư) tổ chức thực hiện các chính sách trên địa bàn huyện đảm bảo đúng địa bàn, đối tượng, định mức theo quy định. Năm 2016 - 2020 đã giao Phòng Dân tộc, phòng Nông nghiệp huyện và Ủy ban nhân dân các xã làm chủ đầu tư thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất nội dung hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón cho người dân, đã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo đúng quy định.

Trụ sở Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.

Tuy nhiên khi triển khai chương trình 135, UBND huyện Mộc Châu vẫn còn những hạn chế, tồn tại như:

UBND huyện Mộc Châu chưa chỉ đạo thường xuyên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng  UBND các xã thực hiện đánh giá tổng kết (hiệu quả) các mô hình phát triển sản xuất để từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế.

Đặc biệt với Dự án trồng cây Bưởi, Cam, Xoài trong 2 năm 2016, 2017 đến nay hiệu quả chưa cao, do địa hình quá dốc, dân không có vốn để mua phân bón hàng năm, nên sản lượng, chất lượng quả thấp không bán được hoặc bán với giá thấp, nên một số nơi hiệu quả của chính sách vẫn chưa cao.

UBND các xã làm chủ đầu tư đã không xây dựng kế hoạch giai đoạn và hàng năm; Mô hình dự án sản xuất được duyệt nhưng khi triển khai tại xã thực chất là hỗ trợ trực tiếp cho riêng từng hộ (diện tích nhiều nơi còn manh mún, chưa hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân) dẫn đến hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của nhà nước có nơi còn chưa cao.

Đặc biệt liên quan đến công tác phê duyệt hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo hàng năm còn có sai sót, nhầm lẫn tên,...

Qua kiểm tra về hồ sơ chứng từ cấp xã về thực hiện chính sách sắp xếp chưa khoa học, còn trùng lặp nhiều nội dung, văn bản, sắp xếp không theo thứ tự, còn thiếu nhiều văn bản liên quan như: Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá, tờ trình của Hội đồng thẩm định, báo cáo đánh giá mô hình, quy chế thực hiện dự án, mô hình.

Ban dân tộc tỉnh Sơn La cho rằng năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế: Công tác giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội ở xã còn yếu, nhiều xã chưa thành lập Ban giám sát cộng đồng thực hiện chương trình.

Ngoài thanh tra đối với Chương trình 135 theo Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ (năm 2016-2020), Ban dân tộc tỉnh Sơn La cũng thanh tra chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 18/2011/QĐ- TTg ngày 18/3/2011 và Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ (năm 2016 - 2021).

Qua thanh tra Ban dân tộc tỉnh Sơn La phát hiện năm 2017 UBND huyện Mộc Châu không thực hiện việc chi tiền Tết cho 158 người có uy tín (158 người x 400.000 đồng/năm với tổng số tiền là 63.200.000 đồng), kinh phí tồn dự toán UBND huyện đã thu hồi hoàn trả ngân sách tỉnh theo Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 30/3/2018, nội dung này chưa đúng với quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 4 của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra Ban dân tộc cũng chỉ ra tại hội nghị cung cấp thông tin, tham quan học tập cho Người có uy tín năm 2021 do Phòng Dân tộc tổ chức, đại biểu người có uy tín không được hỗ trợ tiền đi lại từ xã lên huyện và ngược lại (do Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định). Nội dung này thực hiện chưa đúng với chế độ quy định tại điểm 2.4 mục 2, mức chi chế độ hội nghị cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của nhà nước, tại Nghị quyết số 60/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Sơn La.

Việc cấp phát báo cho người có uy tín trên địa bàn huyện của Bưu điện chưa được kịp thời, thường xuyên theo quy định. Theo phản ánh của một số người có uy tín hết tháng mới nhận được báo hoặc thậm chí không được, dẫn đến việc cập nhật tin tức, nắm bắt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế.

Hoạt động lễ hội đường phố được tổ chức tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu hằng năm. (Báo Nhân dân)

Để xảy ra những sai phạm trên Ban dân tộc tỉnh Sơn La xác định trách nhiệm thuộc về Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu chịu trách nhiệm chung, toàn diện về những tồn tại, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách và các quy định của pháp luật liên quan đến chính sách dân tộc trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, Phòng Dân tộc, Phòng Giáo dục & Đào tạo và các đơn vị trường học chịu trách nhiệm trực tiếp về các tồn tại, hạn chế trong việc tham mưu, đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Ban dân tộc tỉnh Sơn La cũng đã chỉ ra trách nhiệm đối với cá nhân Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu với trách nhiệm là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chung về các tồn tại, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, chính sách và các quy định của pháp luật liên quan đến chính sách dân tộc trên địa bàn huyện.

Cùng với đó là trách nhiệm của Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách công tác dân tộc chịu trách nhiệm trực tiếp về các tồn tại, hạn chế trong phạm vi lĩnh vực được phân công phụ trách.

Cá nhân Trưởng các phòng: Dân tộc, Giáo dục & Đào tạo và các cá nhân có liên quan tại thời điểm thực hiện chính sách chịu trách nhiệm trực tiếp về các tồn tại, hạn chế trong việc tham mưu, đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trực tiếp về các tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách tại thời điểm cho học sinh tại trường.

Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Thanh Bình - Chí Kiên - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phát động Tuần lễ Du lịch TP Hồ Chí Minh năm 2022

Sáng 5/12, UBND TP Hồ Chí Minh và Sở Du lịch TP đã tổ chức Lễ Thượng cờ tại không gian di tích cột cờ Thủ ngữ và cột cờ ASEAN - công viên bến Bạch Đằng (Quận 1) để mở đầu cho Tuần lễ Du lịch TP Hồ Chí Minh lần 2 năm 2022.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/ubnd-huyen-moc-chau-lam-trai-quy-dinh-trong-viec-chi-tien-tet-cho-158-nguoi-co-uy-tin-d187794.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com