Vàng mã rằm tháng 7: “Đốt” cả trực thăng, ô tô “cỡ khủng” cho người cõi âm

14/08/2019 09:44

Kinhte&Xahoi Năm nay, ngoài các mặt hàng quen thuộc, nhiều người còn chuộng mua cả máy bay, xe phân khối lớn để "đốt" cho người cõi âm.

Xã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) không chỉ nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian mà còn được biết đến là “thủ phủ” sản xuất vàng mã lớn nhất cả nước. Vào dịp tháng 7 Âm lịch, nhiều gia đình trong làng lại tất bật sản xuất các mặt hàng mã phục vụ khách hàng ở khắp mọi nơi.
 
Với quan niệm “trần sao, âm vậy”, các mặt hàng vàng mã khá phong phú với đủ chủng loại, mẫu mã từ các loại tiền vàng, quần áo đến cả nhà lầu, xe hơi, biệt phủ. Dù được làm với nguyên liệu là giấy, hồ, tre, nứa… nhưng các sản phẩm đều được làm giống như thật, trau chuốt trong từng chi tiết nhỏ nhất.
 
Một chủ cơ sở sản xuất vàng mã tại Song Hồ cho biết, không chỉ riêng dịp cúng “cô hồn” mà tất cả các tháng trong năm, người dân nơi đây đều tất bật với nghề, trong đó chủ yếu là làm đồ cúng lễ cho các chùa chiền hoặc lễ hầu đồng, mở phủ… Riêng dịp tháng 7 Âm lịch, các đơn hàng nhiều hơn gấp 3-4 lần, nhiều hộ phải thức trắng đêm để kịp trả hàng cho khách.

Năm nay, ngoài các mặt hàng quen thuộc, nhiều người còn chuộng mua cả máy bay, xe phân khối lớn để "đốt" cho người cõi âm. Trong ảnh là một chiếc trực thăng được đặt làm theo yêu cầu của khách. Để hoàn thiện sản phẩm những người thợ làng Song Hồ phải mất nhiều ngày miệt mài, các công đoạn chủ yếu làm thủ công.
 
Năm nay, ngoài các mặt hàng quen thuộc, nhiều người còn chuộng mua cả máy bay, xe phân khối lớn để "đốt" cho người cõi âm. Trong ảnh là một chiếc trực thăng được đặt làm theo yêu cầu của khách. Để hoàn thiện sản phẩm những người thợ làng Song Hồ phải mất nhiều ngày miệt mài, các công đoạn chủ yếu làm thủ công.
Một chiếc xe phân khối lớn làm từ giấy có giá khoảng 3 triệu đồng. Sản phẩm có kích thước, hình dáng và các chi tiết không khác gì chiếc xe ngoài đời thật. 
 
Tất cả các công đoạn sản xuất vàng mã đều được người dân làm thủ công theo trình tự: chuẩn bị làm cốt, lên khung, tạo hình… rồi dán giấy, trang trí các chi tiết. Do làm thủ công nên các công đoạn đều đòi hỏi người thợ phải kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo. Giá cả các mặt hàng dao động từ vài chục nghìn cho đến bạc triệu, tùy theo độ khó của sản phẩm.

Một chiếc ô tô cỡ "khủng" được khách hàng đặt riêng cho lễ cúng rằm tháng 
 
Ngoài các dòng xe sang, tại nhiều công xưởng sản xuất vàng mã ở Song Hồ còn sản xuất đầy đủ chủng loại về ô tô như: xe buýt, xe tải, xe khách… Trong đó, nhiều khách mua “ô tô” còn đặt làm thêm cả tài xế đi kèm để “đốt” cho người cõi âm.
 
Các xe chở các sản phẩm vàng mã từ xã Song Hồ nối đuôi nhau, phân phối đi khắp các nơi trong cả nước.
 
Trái ngược với không khí tấp nập, hối hả ở làng Song Hồ, tại phố Hàng Mã – con phố chuyên bán đồ cõi âm ở Hà Nội, không khí khá vắng vẻ, đìu hiu. Theo các thương lái , thời gian gần đây việc đốt vàng mã đã được hạn chế, người dân cũng có phần dè dặt, sức tiêu thụ chậm hơn hẳn các năm trước. 
 
So với mọi năm, giá cả các mặt hàng năm nay không có nhiều biến động. Trong đó, các loại quần áo có giá từ 30 – 100.000 đồng/ bộ, ô tô, xe máy từ 90 – 300.000 đồng/ chiếc. Bộ đồ công nghệ với các loại điện thoại, tai nghe, sim, thẻ nạp giá khoảng 180 – 250.000 đồng.
 
Đắt nhất vẫn là các căn biệt phủ, nhà cao tầng, ô tô dành cho người âm. Theo đó, tùy từng kích thước, chất liệu mà giá cả sẽ khác nhau. Trung bình, một căn nhà 2 tầng, với đầy đủ đồ dùng bên trong đi kèm sổ đỏ có giá thấp nhất là 200.000 đồng, những căn biệt phủ lớn, dát vàng với sân vườn, hàng rào, ghế đá ngoài trời… giá từ 500.000 đồng trở lên; ô tô kèm tài xế lái xe giá từ 300 nghìn đến cả triệu đồng. 
 
Trước đó, hình ảnh chiếc xe sang dát vàng "cỡ khủng" được đặt hàng riêng để cúng cho người cõi âm gây xôn xao dư luận. Nhiều người cho rằng, việc bày tỏ lòng thành, tưởng nhớ đến người đã khuất là việc đáng trân trọng tuy nhiên không nên phô trương, bày vẽ tốn kém đặc biệt đốt quá nhiều vàng mã. Hành động này không những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
 
Trao đổi với PV Dân trí, Ts Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, việc đốt vàng mã mang màu sắc mê tín dị đoan, đó là tín ngưỡng dân gian do ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa từ xa xưa, hoàn toàn không phải là tín ngưỡng của Đạo Phật. Hiện nay, một số chùa vẫn duy trì tục đốt vàng mã, tục lệ này do các Phật tử tự đem vào chùa chứ các Tăng Ni không chủ trương việc này.

Tiến sỹ Vũ Thế Khanh cũng khẳng định, muốn thành tựu mùa Vu Lan báo hiếu, điều quan trọng nhất là con cháu hiếu thảo thực hành những việc hiếu hạnh phụng dưỡng cha mẹ, ông bà đang còn sống, và phát nguyện hồi hướng công đức cho họ khi đã khuất. Nếu không làm được việc đó, thì việc đi lễ chùa, mâm cao cỗ đầy, dâng cúng vàng mã chỉ mang tính hình thức, tốn kém thời giờ và tiền của. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Dân Trí/ Pháp luật Plus