Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Ý nghĩa và việc nên làm vào ngày rằm tháng Giêng mà không phải ai cũng biết

26/02/2021 08:01

Kinhte&Xahoi Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, tục xưa gọi là Tết Nguyên tiêu. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu nguyện sự an lành cho bản thân và gia đình.

Ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng

 Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Chạp). Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ Tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Ngoài ra, rằm tháng Giêng còn được gọi là “Tết muộn” vì diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán, là dịp để các gia đình không may có người thân bị ốm, hay đi vắng vào vào đúng dịp Tết Nguyên đán có cơ hội đoàn viên gia đình. Đây cũng là dịp những người đau yếu, gia đình có tang ma được ăn Tết bù.

Trong ngày lễ này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của mỗi gia đình, vùng miền có thể khác nhau nhưng đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc. Theo phong tục, đêm ngày 15/1 âm lịch (đêm rằm tháng Giêng), bất cứ ở thành thị hay nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn kết hoa (hiện nay đã hạn chế nhiều) và thực hiện các nghi lễ cúng rằm.

Những việc nên làm vào ngày rằm tháng Giêng

Đi lễ chùa dịp đầu năm thường mang ý nghĩa cầu mong được bình an, may mắn và khỏe mạnh, công việc cả năm hanh thông, đặc biệt trong ngày Tết Nguyên tiêu việc đi lễ chùa càng được khuyến khích.

Khi đi lễ chùa, người dân chú ý không sắm lễ mặn, chỉ nên dâng đồ chay lên tam bảo ở chùa và ăn mặc nghiêm trang, kin đáo. Quan trọng nhất, phải có thái độ thành tâm, bình thản, không mong cầu những thứ vật chất,... Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khi đi lễ Phật, người dân càng cần chú ý giữ khoảng cách tối thiểu 2m, đeo khẩu trang và xịt khuẩn tay mỗi khi vào chùa.

Làm việc thiện được xem là nghĩa cử cao đẹp của mỗi người trong cuộc sống. Điều này không chỉ giúp đỡ những người kém may mắn hơn mà còn tạo được sự bình an trong tâm hồn của chính người trao đi. Từ đó, cuộc sống lan tỏa những giá trị tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Phóng sinh được xem là một trong những việc nên làm trong ngày rằm tháng Giêng, một số loài động vật thường được thả trong ngày này đó là cá chép, cá cảnh, chim sẻ, chim ri, bồ câu, cua, lươn, ốc, rùa... hoặc bất cứ loài vật nào mà bạn thấy ngoài chợ họ bán làm thức ăn, bạn có thể dùng tiền để chuộc thân cho con vật đó và đem đi phóng sinh, tốt nhất là phóng sinh ra những sông, hồ lớn hoặc vào ao của nhà chùa.

Đồng thời, nên chọn nơi vắng vẻ, không có người săn bắt để đảm bảo khi thả ra, các loại động vật đều có thể sinh sống được.

Ví dụ như nếu phóng sinh cá, hãy chờ cá bơi khuất rồi đi về. Không nên cầm cả xô, hay túi ni lon vứt ra ao, hồ, sông, suối. Hãy phóng sinh có ý thức và bảo vệ môi trường thì hành động tốt đẹp này mới mang ý nghĩa vốn có của nó.

Một số lưu ý khi làm lễ cúng vào ngày rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng Giêng được xem là một trong những dịp quan trọng trong năm, vì vậy mâm cúng lễ cần chuẩn chị chỉn chu và đầy đủ. Hoa dùng để thờ cúng trên bàn thờ bắt buộc phải là hoa tươi, nên chọn hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng để dâng ban thờ. Đối với quả, chọn 5 loại quả có màu sắc tươi tắn, thơm ngon.

Ngày rằm tháng Giêng các gia đình có thể sắm hai lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên.

- Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi, nếu cần có thể có xôi, chè chay...

- Lễ cúng gia tiên cũng gồm có hương hoa, đèn nến và kèm thêm trầu cau, rượu và mâm cỗ mặn hoặc chay gồm nhiều món như thịt gà luộc, đĩa giò, đĩa xào, bát canh.

- Hai lễ phải để riêng, đồ lễ Phật thì để ở ban trên, còn đồ cúng gia tiên thì nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương.

- Các đồ dùng để đựng các lễ cúng Phật, cúng gia tiên như bát, đĩa, đũa, thìa... cần phải sử dụng những đồ mới, hoặc đồ riêng biệt.

- Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.

- Khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, đứng đắn. Tuyệt đối không được mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm...

- Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn kính với các vị Phật, thần linh và tổ tiên.

 Như Hương - Theo KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Rằm tháng Giêng trong tâm thức Việt

Từ xa xưa, trong dân gian Việt Nam đã truyền tụng câu ca: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Lễ hội rằm tháng Giêng được du nhập vào Việt Nam theo phong tục Tết Nguyên tiêu của người Hoa. Nhưng khi vào đất Việt, Tết Nguyên tiêu đã có một “hình hài” khác trong tâm thức Việt…

Có một mùa Tết Covid, rất khác…

Tết là thời điểm ai cũng mong mỏi trở về nhà, đoàn tụ gia đình, chúc Tết người thân. Người ở nhà mong chờ được gặp con, cháu. Những du học sinh, tu nghiệp sinh, những Việt kiều xa quê hương không thể trở về nhà thăm cha mẹ… Hàng trăm nghìn công nhân không thể về quê ăn Tết. Rất nhiều trong số họ đang trong giai đoạn cách ly. Và nhiều người khác thì nén lòng ở lại như lời dặn dò của người cha già trong bức thư xúc động: Tết này con đừng về!

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/y-nghia-va-viec-nen-lam-vao-ngay-ram-thang-gieng-ma-khong-phai-ai-cung-biet-411198.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com