Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

"Bóng" Phúc Sơn trong dự án xin phá rừng tại Quốc Oai

06/06/2019 10:31

Kinhte&Xahoi Công ty CP Đầu tư phát triển rừng và kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái Hà Phú (Công ty Hà Phú) đang xin chuyển mục đích một dự án trồng rừng tại huyện Quốc Oai thành khu đô thị nghỉ dưỡng. Thành phố Hà Nội đã ủng hộ đề nghị, chỉ chờ ý kiến Thủ tướng về điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Trước đó, năm 2005, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã giao khoảng 141ha đất lâm nghiệp thuộc huyện Quốc Oai  cho Công ty Hà Phú thực hiện dự án trồng rừng, du lịch sinh thái.

Chuyển đất rừng thành đất ở: Sở băn khoăn, Thành phố gật đầu

Trung tuần tháng 5/2019, UBND thành phố Hà Nội có công văn 144/BC-UBND trình Thủ tướng về đề xuất của Công ty Hà Phú xin chuyển mục đích dự án Trồng, chăm sóc bảo vệ rừng và kết hợp du lịch sinh thái tại xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai sang dự án khu đô thị (KĐT) sinh thái nghỉ dưỡng. Do dự án sử dụng đất rừng (141 ha), nên trên cơ sở đề xuất, tham vấn của các Bộ, ngành liên quan, Hà Nội bắt buộc phải xin chủ trương của Thủ tướng. Nhưng báo cáo của Hà Nội cho thấy UBND thành phố đã ủng hộ dự án của Công ty Hà Phú

Theo đó, tại báo cáo Hà Nội nêu “đại cương” về vấn đề quy hoạch kiến trúc cũng như quản lý đất rừng dự án, và nhấn mạnh vai trò thẩm quyền quyết định chủ trương của Chính phủ. UBND thành phố Hà Nội cho biết, Dự án trồng rừng kết hợp dịch vụ du lịch của Công ty Hà Phú đã được tỉnh Hà Tây (trước đây) phê duyệt cơ bản phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai được duyệt.

Đồng thời, việc công ty đề nghị được chuyển đổi mục đích (sử dụng đất) để thực hiện dự án KĐT sinh thái nghỉ dưỡng với mục tiêu xây khách sạn 5 sao, biệt thự nghỉ dưỡng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang phi nông nghiệp, sinh thái nghỉ dưỡng là phù hợp với chủ trương của thành phố về phát triển du lịch, tạo điều kiện phát triển KT-XH cho địa phương...

Tuy nhiên, oái oăm là trong những ý kiến của Sở, ngành Hà Nội về dự án này, có ý kiến thẳng thừng “bác” đề xuất của Công ty Hà Phú. Sở TN&MT cho biết, đề xuất dự án không phù hợp quy hoạch sử dụng đất. Vì theo Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) của thành phố Hà Nội (thông qua tại Nghị quyết 12/2015/NQ-HĐND thành phố và Nghị quyết 65/NQ-CP ngày 25.5.2018 của Chính phủ), thì khu vực đề xuất thực hiện dự án được quy hoạch là đất lâm nghiệp. Do đó, Sở TN&MT đề nghị Sở QH&KT lấy ý kiến của Sở NN&PTNT về việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, đất rừng tại khu vực thực hiện dự án theo quy định.

Còn Sở NN&PTNT dẫn kết quả kiểm kê rừng năm 2015 (được Hà Nội phê duyệt vào tháng 12.2015) cho biết, diện tích có rừng của huyện Quốc Oai là khoảng 950 ha (với 800ha là rừng sản xuất, còn lại là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ). Trong đó, toàn bộ 141 ha đất mà Công ty Hà Phú được giao là đất rừng sản xuất (với 131 ha đất có rừng và 10 ha là đất trống quy hoạch để phát triển rừng sản xuất).

Cũng Sở NN&PTNT cho biết, theo quy hoạch này, huyện Quốc Oai được quy hoạch duy trì và phát triển khoảng 726 ha diện tích rừng trồng. Mục tiêu quy hoạch đặt ra tới năm 2020, Hà Nội sẽ nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 7,5% diện tích (hiện mới chỉ đạt 5,59%). Chương trình hành động 21/CTr-TU ngày 14.5.2018 của Thành ủy Hà Nội cũng chỉ rõ mục tiêu: “Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững…”.

Bên cạnh đó, căn cứ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020 (được phê duyệt ngày 1.2.2013), Sở NN&PTNT xác định phạm vi nghiên cứu dự án của Công ty Hà Phú có hiện trạng là rừng và định hướng quy hoạch vẫn được duy trì để trồng rừng, phát triển rừng. Như vậy, việc điều chuyển toàn bộ 141 ha đất rừng sang mục đích khác của dự án này đi ngược lại quy hoạch bảo vệ rừng của Hà Nội.

"Bóng" Phúc Sơn trong Công ty Hà Phú

Theo tìn hiểu được biết, Công ty Hà Phú đã ký hợp đồng thuê đất thời hạn 50 năm với Sở TN&MT tỉnh Hà Tây thời điểm tháng 4.2008. Thời điểm đó, đại diện công ty Hà Phú trong Hợp đồng thuê đất là ông Nguyễn Anh Tuấn. Cho đến năm 2018, ông Nguyễn Thanh Tùng là Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật của công ty. Cũng trong năm 2018, cả 7 cổ đông sáng lập của Công ty Hà Phú (gồm cả ông Nguyễn Thanh Tùng) đều đã thoái vốn khỏi công ty này. Và từ tháng 5.2018, ông Nguyễn Lệ Quế (sinh năm 1973, hiện ở tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trở thành Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật của Công ty Hà Phú thay cho ông Nguyễn Thanh Tùng. 

Khá trùng hợp, lần lượt những cá nhân như ông Quế, ông Tùng đều liên quan mật thiết tới doanh nghiệp Tập đoàn Phúc Sơn (Vĩnh Phúc). Đơn cử, ông Quế từng là người đại diện pháp luật của Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn – chi nhánh Hà Nội (đã giải thể) và Công ty CP đầu tư thương mại và BĐS Thăng Long. 

Với ông Nguyễn Thanh Tùng – thông tin cá nhân của ông này trùng với người đại diện pháp luật/lãnh đạo của Công ty TNHH xăng dầu Phúc Sơn (trụ sở tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông Tùng cũng là cổ đông sáng lập (góp 0,25% vốn) của Tập đoàn Phúc Sơn. 

Về công ty TNHH xăng dầu Phúc Sơn, thời điểm 2018, bên cạnh ông Tùng (góp 50% vốn), xuất hiện thành viên nắm vốn 40% điều lệ là ông Nguyễn Văn Hậu - người có thông tin cá nhân trùng với thông tin cá nhân Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Tập đoàn Phúc Sơn hiện tại. /.

Được biết, vào tháng 7.2018, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Sở TNMT tỉnh này chủ trì kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai, nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS tại dự án KĐT thương mại Vĩnh Tường của Công ty CP đầu tư thương mại và BĐS Thăng Long. Lý do của việc kiểm tra này, UBND tỉnh cho biết theo thông tin báo chí, dù mới nhận bàn giao đất đợt 1 vào đầu tháng 6.2018, chưa đóng tiền thuê đất, nhưng Công ty Thăng Long đã bán đất khi chưa có quyết định giao đất.

Khi đó, tại Công ty CP đầu tư thương mại và BĐS Thăng Long, ông Nguyễn Lệ Quế đang là Tổng giám đốc. Ông Nguyễn Lệ Quế cũng đồng thời là Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn - doanh nghiệp khá nổi tiếng với những lình xình liên quan tới một số dự án tại Vĩnh Phúc, đặc biệt là lình xình quanh việc được trả gần 63 ha đất tại sân bay Nha Trang cũ để đổi lấy thi công 3 dự án BT cho tỉnh Khánh Hòa, nhưng đã phân lô bán nền khi chưa thực hiện xong các dự án này.

Theo KHĐS/ Hoà Nhập

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Clip tụ tập đánh bài ăn tiền tại quán trà sữa Ding Tea?

Quán cà phê, trà sữa là nơi để khách hàng thưởng thức ẩm thực, nghỉ ngơi, thư giãn, hay tán gẫu bạn bè… Nhưng tại cửa hàng trà sữa Ding Tea 148 Trần Duy Hưng (TP Hà Nội) khách hàng lại phản ánh có nhóm người đến đánh bài ăn tiền ngay trên tầng 2 cửa hàng này. Khi làm việc với đơn vị quản lý của hãng trà sữa Ding tea thì đơn vị này cho biết không thể kiểm soát được khách hàng có đánh bài hay không.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com