Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Ca mắc COVID-19 lâu nhất thế giới lên đến 221 ngày

04/04/2022 21:04

Kinhte&Xahoi Một phụ nữ Nhật Bản, 20 tuổi sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19 đầu tiên vào cuối tháng 5/2021 thông qua xét nghiệm kháng nguyên, người phụ nữ này liên tục dương tính trong 221 ngày sau đó.

Tại thời điểm xét nghiệm SARS-CoV-2 đầu tiên, bệnh nhân đã tiến hành cách ly 10 ngày, ngoài sốt không có bất kỳ triệu chứng nào khác.

Kể từ khi có kết quả dương tính, bệnh nhân không đến các nơi đông người, các thành viên trong gia đình cô cũng không có bất cứ triệu chứng nào. Sau đó, bệnh nhân phát hiện mang thai khoảng 8 tuần trong thời gian bị sốt.

Một phụ nữ tại Nhật Bản mắc COVID-19 kéo dài 221 ngày. Đây là ca mắc COVID-19 lâu nhất trên thế giới được ghi nhận (Ảnh: Shutterstock.com)

Vào tháng 9 và 10 năm 2021, cô được tiêm hai liều vắc xin ngừa COVID-19. Đến tháng 12/2021, bệnh nhân nhập viện sinh con.

Trong suốt thời gian thai kỳ, cô ấy không xảy ra bất cứ biến chứng nào và ca sinh thường diễn ra thuận lợi.

Trong quá trình nhập viện sinh con, người phụ nữ này tiến hành các xét nghiệm PCR COVID-19. Kết quả cho thấy, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 với chỉ số CT phản ánh tải lượng virus là 36,4 (mức thấp không có khả năng truyền nhiễm). Đây là 221 ngày sau chẩn đoán COVID-19 ban đầu.

Các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân trong nghiên cứu này được phân tích để xác định sự hiện diện các biến thể của SARS-CoV-2.

Kết quả cho thấy sự hiện diện duy nhất của biến thể Alpha. Việc xác định trình tự gene gặp nhiều khó khăn do tải lượng virus các mẫu thử nghiệm thấp.

Tháng 12/2021, biến thể Alpha không còn được lưu hành ở Nhật Bản, do làn sóng dịch COVID-19 gây ra bởi biến thể này đã kết thúc vào tháng 7/2021.

Vì tải lượng virus của bệnh nhân rất thấp nên các nhà phân tích kết luận rằng đây là một trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 kéo dài với khoảng thời gian dài nhất 221 ngày từng được báo cáo.

Nghiên cứu mới chỉ ra “Miễn dịch lai” có hiệu quả chống dịch COVID-19 tốt nhất (Ảnh: Kyodo)

Trước đó, từng có một báo cáo về trường hợp người mang thai có thời gian dương tính với SARS-CoV-2 trong 104 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính ban đầu. Cho đến nay, vẫn còn thiếu sự hiểu biết về cơ chế phát tán virus kéo dài trong thai kỳ.

Trong thời kỳ mang thai, có những thay đổi sinh lý trong môi trường miễn dịch bên trong cơ thể mẹ mà chủ yếu là qua tế bào trung gian Th2 với sự suy giảm của miễn dịch qua tế bào trung gian Th1. Do đó, phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm các mầm bệnh nội bào, bao gồm cả virus.

Trong thực nghiệm, người ta đã quan sát thấy phổi của những con chuột mang thai có lượng virus cúm cao gấp 8 lần so với những con chuột không mang thai. Điều này cho thấy rằng quá trình thanh lọc virus bị cản trở trong thời kỳ mang thai.

Miễn dịch qua Th2 thúc đẩy cơn bão cytokine chống viêm. Do đó, phản ứng miễn dịch trong quá trình nhiễm SARS-CoV-2 thúc đẩy qua Th2 có thể kéo dài sự lây lan của virus và ngăn ngừa nguy cơ trở nặng ở nhóm bệnh nhân này.

Mới đây, trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa chuyên về bệnh truyền nhiễm The Lancet cho thấy những người có “miễn dịch lai” nhờ được tiêm vắc xin đầy đủ và từng mắc COVID-19 có khả năng bảo vệ cao, chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 hiệu quả nhất. Theo đó, các chuyên gia đã phân tích dữ liệu y tế liên quan 200.000 người trong năm 2020 và 2021 tại Brazil - nơi có số ca tử vong vì COVID-19 nhiều thứ 2 thế giới.

Theo nghiên cứu này, đối với những người từng dương tính với virus SARS-CoV-2, vắc xin ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả ngăn ngừa bệnh trở nặng và nhập viện lên đến 90%, trong khi vaccine của Sinovac và Johnson & Johnson, các tỷ lệ này lần lượt là 81% và 58%.

Từ nghiên cứu trên, một số chuyên gia khác cho rằng "miễn dịch lai" đạt được do kết hợp kháng thể sản sinh từ sau mắc COVID-19 và tiêm vắc xin có thể sẽ trở thành chuẩn mực thông thường trên thế giới, thậm chí có thể hỗ trợ khả năng lâu dài chống lại các biến thể mới. 

Tuệ Uyên - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sắc xuân tràn ngập phố phường Thủ đô

Hà Nội ngày cuối năm mang lại cho chúng ta thật nhiều cảm xúc. Mong cho ai cũng tìm thấy sắc xuân trong lòng mình tại nơi đây. Và sau tất cả những khó khăn, chúng ta sẽ lại hy vọng về một năm mới mang lại nhiều điều bình an và may mắn đến với mọi nhà.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ca-mac-covid-19-lau-nhat-the-gioi-len-den-221-ngay-193286.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com