Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Các kịch bản đại dịch Covid-19 ở Mỹ

28/03/2020 10:26

Kinhte&Xahoi Cuộc sống ở Mỹ đã hoàn toàn bị đảo lộn bởi đại dịch Covid-19, khi người dân phải ở nhà, nhiều người mất việc và nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.

Tính tới chiều 27/3 (theo giờ địa phương), số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Mỹ đã tăng hơn 100.000 và khiến hơn 1.500 người tử vong. Hiện vẫn chưa rõ bao giờ đại dịch mới kết thúc và khi nào cuộc sống sẽ trở lại bình thường.

Câu trả lời ngắn gọn đó là không ai biết. Câu trả lời dài hơn thì phức tạp hơn. Cụ thể, đại dịch sẽ không chấm dứt cho tới khi đủ dân số miễn dịch với virus (ít nhất 60% theo các chuyên gia) – bằng cách thích nghi và trở nên miễn dịch, mặc dù điều này có thể hoặc không xảy ra – hoặc thông qua tiêm phòng vaccine, mặc dù hiện nay vẫn chưa có.

Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành dự luật giải cứu kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Reuters

Số ca nhiễm bệnh tăng nhanh có thể sẽ khiến các bệnh viện ở Mỹ quá tải và theo các chuyên gia, sẽ chưa thể có vaccine trong vòng hơn một năm nữa.

Kịch bản xấu nhất

Theo nghiên cứu của Trường đại học Imperial College London đăng trên tờ The Atlantic, với kịch bản xấu nhất, nếu không có các nỗ lực dập dịch nghiêm túc, các giường bệnh ở Mỹ có thể sẽ quá tải vào tháng 4 và 2.2 triệu người Mỹ có thể chết vì Covid-19 - chưa kể những người sẽ chết vì những bệnh khác do không được chăm sóc y tế.

Để tránh kịch bản này, nhiều bước cần phải được tiến hành. Đầu tiên, người Mỹ không nên kỳ vọng cuộc sống sẽ trở lại bình thường vào dịp Lễ Phục sinh. Những người nhiễm bệnh thường dễ truyền virus sang người khác khi họ có các triệu chứng và quá trình ủ bệnh có thể diễn ra trong 2 tuần. Do nhiều bang chỉ bắt đầu áp dụng lệnh yêu cầu người dân ở nhà khoảng hơn 1 tuần trước đây, số ca lây nhiễm dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong vòng mấy tuần tới.

Tới thời điểm hiện tại, Mỹ dường như vẫn chưa có phương án đưa cuộc sống trở lại bình thường trong mấy tuần tới khi việc thử virus vẫn chưa thực sự được đẩy nhanh. Trong tuần qua, Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết hơn 67.000 người đã được thử SARS-CoV-2 tại bang này tuy nhiên con số này vẫn chưa đủ để xác định bao giờ thì tỷ lệ lây nhiễm sẽ chậm lại.  

Kịch bản khả quan

Theo tờ The Atlantic, có khả năng virus trở nên ít lây nhiễm vào mùa hè giống như cúm ở Bán cầu Bắc. Tuy nhiên, Bán cầu Nam sẽ bước vào mùa Đông và có thể có xu hướng ngược lại.

Các hoạt động ngoài trời ít người có thể vẫn ổn và các quán bar và nhà hàng có thể được mở lại, Andrew Noymer, giáo sư về y tế công cộng tại trường Đại học California ở Irvine nói với tờ The Atlantic. Nhưng có thể “không Lollapalooza (lễ hội âm nhạc), không Giải bóng chày quốc gia, không có các bãi biển đông kín người.”   

Nếu như vậy, cuộc sống sẽ có thể quay lại bình thường qua mùa hè, nhưng tránh tiếp xúc xã hội sẽ cần tiếp tục vào mùa Thu nếu SARS-CoV-2 giống virus cúm đặc biệt lây mạnh khi lá rụng.          

Kịch bản tốt nhất

Biện pháp tránh tiếp xúc xã hội có thể được gỡ bỏ trong vòng 1-2 tháng nếu SARS-CoV-2 “đột nhiên trở thành virus không nghiêm trọng”, theo William Hanage, giáo sư dịch tễ học tại Trường Đại học y tế công cộng Harvard T.H. Chan School of Public Health nói với tờ The Atlantic, tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng khả năng khó xảy ra. 

“Hiện tại, nếu mọi người cùng tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, khả năng dịch sẽ giảm trong vòng ít nhất là 2-3 tháng”, Lilian Alessa thuộc trường Đại học Idaho trong cuộc phỏng vấn với Live Science cho biết.

Còn trong kịch bản ảm đạm, việc nới lỏng giãn cách xã hội quá sớm có thể khiến nhiều người tử vong nhanh và dẫn tới khả năng miễn dịch đối với những người sống sót và khiến tốc độ lây lan chậm lại trong vòng vài tháng. 

Hanage dự đoán, trong vòng 3-4 tháng tới, các chuyên gia y tế có thể hiểu rõ hơn về virus này, đủ để một số - không phải tất cả - các hoạt động bình thường sẽ được nối lại. Hanage nói với tờ The Atlantic rằng “Có thể lúc đó chúng ta đã có kháng thể qua những lần lây nhiễm nhẹ”.

Theo Hanage trong tờ The Atlantic: “Một khi làn sóng dịch bệnh hiện nay được giải quyết, lúc đó một vài lĩnh vực sẽ được nới lỏng - một chút”, tuy nhiên, làm việc từ xa, rửa tay thường xuyên và vận chuyển đồ ăn là những hoạt động sẽ tiếp tục được thực hiện”.   

Thực tế, không ai biết cách virus sẽ hoạt động thế nào trong những tháng tới và trong khi chờ đợi vaccine trong vòng hơn 1 năm nữa, giãn cách xã hội vẫn là điều tốt nhất người Mỹ có thể làm cho tới khi các chuyên gia y tế hiểu rõ hơn về loại virus này./.  


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cảm xúc của người dân Hà Nội khi lần đầu thử buồng khử khuẩn toàn thân

Hơn một tuần trôi qua, kể từ khi Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường kết hợp với Trường ĐH Bách Khoa thử nghiệm buồng khử khuẩn toàn thân. Nhiều người dân Hà Nội đến dùng thử và tỏ ra an tâm hơn trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Mô hình buồng khử khuẩn này hiện đang trong quá trình thử nghiệm và sẽ được nhân rộng thời gian tới.

Theo VOV/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/quoc-te/cac-kich-ban-dai-dich-covid-19-o-my-d120403.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com