Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Chuyện các cụ già không chịu nghèo và những cán bộ xin mãi nghèo!

28/10/2019 14:23

Kinhte&Xahoi Gần đây, ở ta có một chuyện lạ, đó là tại một số địa phương, có những cụ già làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo trong khi đó, vẫn có những cán bộ, quan chức ở địa phương lại cố ý đưa người nhà vào danh sách hộ nghèo để trục lợi từ chính sách.

Cuối tuần trước, bạn đọc của Dân trí lại tiếp tục bày tỏ sự ngạc nhiên với về bài báo: "Hà Tĩnh: Đôi vợ chồng U90 viết đơn xin thoát nghèo". Chuyện là vợ chồng cụ ông Nguyễn Văn Lương và cụ bà Dương Thị Huệ (cùng 90 tuổi) sống ở xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, tự nhận thấy là tuy họ đã già yếu nhưng có con cái chăm sóc đến nơi đến chốn, nhận thấy nhiều gia đình còn khó khăn hơn mình nên đã làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo để dành suất cho người khác.

Trước đấy mấy tuần, một câu chuyện khác mà Dân trí cũng đã đưa tin về cụ Đỗ Thị Mơ, đã 83 tuổi ở thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tự đi xe đạp một quãng đường dài lên Ủy ban nhân dân xã để nộp đơn xin ra khỏi hộ nghèo cũng nhận được hàng trăm ý kiến chia sẻ, cảm phục của độc giả.

Cụ Mơ cũng không phải hết khó khăn vì cụ có tới 11 người con và theo lời cụ, cụ cũng không ở chung và chưa nhờ cậy người con nào. Cụ vẫn sống bằng việc bán rau ở chợ và cảm thấy mình đủ sống, không quá khó khăn nên tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo để dành suất cho các gia đình khó khăn hơn và làm gương cho những người mà cụ cho là cũng không xứng đáng là hộ nghèo.

Cụ Mơ đã làm đơn xin thôi là hộ nghèo từ năm trước nhưng chưa được giải quyết nên cuối tháng vừa rồi, cụ cất công đạp xe đạp lên tận Ủy ban nhân dân xã để xin thoát khỏi danh sách hộ nghèo bằng được.

Tất nhiên là đây mới chỉ là một số trường hợp báo chí biết đến và phản ánh thôi chứ trên thực tế, chắc rằng vẫn còn những hộ gia đình không muốn ở trong danh sách hộ nghèo mà cố gắng lao động, làm giàu để không phải dựa vào hỗ trợ của nhà nước. Riêng ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, đến nay đã có gần 400 hộ dân tự nguyện xin rời khỏi danh sách hộ nghèo, cho dù, nhiều hộ trong số đó, thực tế vẫn chưa hoàn toàn đã hết khó khăn.

Chính sách hỗ trợ của nhà nước cho những người có hoàn cảnh khó khăn là quý. Nhưng thực tế, đã có không ít người dân, cho dù họ còn có những khó khăn nhất định, có thể vẫn xứng đáng được hỗ trợ theo chính sách hiện hành nhưng vì giàu lòng tự trọng và mong muốn cố gắng vươn lên nên họ không muốn đưa vào danh sách hộ nghèo. Hoặc ai đó đã từng có giai đoạn khó khăn, đã trong danh sách hộ nghèo nhưng khi đã thấy không cần phải hưởng chính sách hỗ trợ nữa, họ sẽ tự nguyện ra để cho người khác xứng đáng được hưởng hơn như các cụ già đã nêu trên.

Trong khi có những hộ gia đình trung thực như thế thì đáng nói, vừa qua lại có không ít cán bộ ở địa phương lại lợi dụng chính sách hỗ trợ người nghèo của nhà nước, đưa người nhà, người thân quen vào danh sách các hộ nghèo.

Ví dụ như ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, vừa qua, đã có hàng loạt cán bộ xã bị cách chức, kỷ luật vì có tới 153 hộ không hề nghèo đã được những người này ghép vào danh sách hộ nghèo. Đáng chú ý trong đó hầu hết là người thân, bà con họ hàng của lãnh đạo, cán bộ xã.

Tháng 3 năm nay, Dân trí cũng đã đưa tin ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cũng đã có tình trạng ở một xã, có nhiều hộ khá giả lại được đưa vào danh sách hộ nghèo để hưởng chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế, giá điện... Vụ việc vỡ lở nên huyện này đã mở rộng thanh tra, kiểm tra lại danh sách hộ nghèo trên phạm vi toàn huyện.

Thế mới thấy, cùng một chính sách, có những người dân tự nguyện xin thôi không hưởng mà có những cán bộ, quan chức địa phương thì lại bất chấp quy định nhà nước, chẳng có lòng tự trọng nào để đưa cả con cái, anh em vốn có đời sống tốt hơn vào danh sách hộ nghèo để tranh quyền hưởng chính sách hỗ trợ với những người dân nghèo.

Thực chất đây cũng là một dạng tham nhũng rất cần được các cơ quan hữu quan kiểm tra, thanh tra thường xuyên để phát hiện, xử lý, tránh gây mất niềm tin của người dân vào chính sách nhân đạo này của nhà nước.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Video - Làm gì khi bị bôi nhọ trên mạng xã hội?

Mạng xã hội ngày nay là điều không còn xa lạ, thậm chí không thể thiếu với giới trẻ. Tuy nhiên khi không may trở thành nạn nhân bị làm nhục trên mạng xã hội, đa phần các bạn trẻ đều hoang mang, lo lắng và mất phương hướng giải quyết. Lúc này, nếu người thân, đặc biệt là cha mẹ không có cách ứng xử hợp lý, khéo léo, rất dễ đẩy con em mình đến tâm lý và hành động tiêu cực.

Ba vụ thảm sát người thân rúng động năm 2019

Sau vụ án Nguyễn Văn Đông sát hại cả nhà người em ruột tại Đan Phượng – Hà Nội, một trong những vấn đề dễ dàng nhận thấy, đó là ngày càng có nhiều án mạng do chính người thân trong gia đình gây ra. Và đâu là nguyên nhân của những thảm án ấy?

Nguồn: Dân Trí/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com