Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Đại Trường Thành Holdings - "ông trùm" năng lượng đứng sau loạt thủy điện nhỏ sai phạm

17/11/2020 14:58

Kinhte&Xahoi Những cái tên thủy điện quy mô nhỏ vướng nhiều sai phạm trong quá trình xây dựng và vận hành như Thượng Nhật, Plei Kần hay Đăk Psi 6 đều nằm trong một hệ sinh thái liên quan đến Đại Trường Thành Holdings.

Ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai vừa có công văn gửi Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các tỉnh miền Trung về việc đảm bảo an toàn công trình và hạ du các hồ chứa thủy điện. Trong đó, Ban Chỉ đạo nêu tên dự án thủy điện Thượng Nhật (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế). Dự án thủy điện nhỏ này do tư nhân quản lý chưa thực hiện đúng các quy định về tích nước và vận hành gây mất an toàn cho hạ du.

Nhà máy này do Công ty Cổ phần đầu tư Thủy điện miền Trung Việt Nam làm chủ đầu tư, có công suất 11 MW. Hồ chứa thủy điện hiện chưa được tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép tích nước vận hành. Tuy nhiên, đơn vị quản lý dự án này tích nước trái phép, không chấp hành công điện khẩn chống bão số 13 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thuỷ điện Thượng Nhật đã mở 5 cửa van để nước về hạ du. Ảnh: VnExpress

Cùng thời điểm này, một thủy điện khác là Plei Kần (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) cũng bị xử lý với lỗi tương tự. Theo đó, chính quyền đã yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Tấn Phát dừng ngay việc tích nước trái phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn tính mạng, tài sản của người dân do việc tích nước trái phép gây ra. Trước đó, dự án này từng gặp sự cố khiến 3 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Đầu tháng 6, một thủy điện khác tại Kon Tum cũng bị "xướng tên" là Thủy điện Đăk Psi 6 do Công ty cổ phần Đầu tư Thủy điện Đăk Psi 6 làm chủ đầu tư. Dù chưa hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chưa được cấp có thẩm quyền cho phép khởi công nhưng chủ đầu tư dự án này vẫn cho máy móc thi công. 

Thượng Nhật, Plei Kần hay Đăk Psi 6, thực tế, chỉ là những mắt xích trong một hệ sinh thái năng lượng, đứng sau bởi một tập đoàn có tên Đại Trường Thành Holdings.

Đại Trường Thành Holdings là ai?

Để nối dài đến cái tên Đại Trường Thành Holdings, trước hết cần xét đến một mắt xích quan trọng của hệ sinh thái này - Công ty cổ phần Tấn Phát.

Tấn Phát được thành lập vào ngày 7/3/2000, trụ sở chính tại Lô T2, khu công nghiệp Hòa Bình, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum. Doanh nghiệp này có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Tính đến ngày 4/3/2020, Tấn Phát có vốn điều lệ 421 tỷ đồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Ngọc Tưởng (sinh năm 1973), Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Quân (sinh năm 1977).

Tấn Phát đã đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh 7 nhà máy thủy điện, bao gồm: Nhà máy thủy điện Đăk Ne (8,1MW), Đăk Pia (2,2MW), Đăk Gret (3,6MW), Đăk Bla 1 (17MW), Đắk Xú (3MW), Tà Vi (3MW) và nhà máy thủy điện Thượng Nhật (11MW).

Đồng thời, doanh nghiệp này đang tổ chức thi công xây dựng 5 công trình thủy điện, bao gồm: Công trình thủy điện Plei Kần (17MW), Đăk Psi 6 (12MW), Đăk Piu 2 (4MW), Đăk Glun 2 (10MW) và Plei Kần Hạ.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Tấn Phát suy giảm liên tục các năm qua. Doanh thu thuần trong năm 2019 là 147 tỷ đồng, giảm năm thứ 4 liên tiếp, và thua xa mức 399 tỷ đồng năm 2016. Lãi thuần theo đó giảm từ 17 tỷ đồng năm 2016 về vỏn vẹn 453 triệu đồng trong năm ngoái. Tới cuối năm 2019, tổng tài sản của Tấn Phát là 1.216 tỷ đồng, vốn góp chủ sở hữu 359 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 348 tỷ đồng.

Những cái tên vừa vướng lùm xùm như Thượng Nhật, Plei Kần hay Đăk Psi 6 đều nằm trong danh sách những thủy điện nhỏ liên quan đến Tấn Phát. Bản thân ông Quân, người đại diện theo pháp luật của Tấn Phát, cũng xuất hiện với vai trò tương tự tại một doanh nghiệp sở hữu các thủy điện kể trên.

Tuy nhiên, Tấn Phát chưa phải là doanh nghiệp đứng đầu trong hệ sinh thái này.

Công ty này và nhóm các công ty thủy điện thực tế chỉ là một “nhánh” của Tập đoàn Đại Trường Thành Holdings (DTT Holdings) do ông Nguyễn Ngọc Tưởng đứng đầu. Tập đoàn này được biết với cái tên là Công ty cổ phần Đầu tư Năng lượng Đại Trường Thành Holdings.

Pháp nhân này được thành lập từ năm 2016, đăng ký trụ sở chính tại Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP HCM. Tính đến ngày 24/4/2020, DTT Holdings có vốn điều lệ 507 tỷ đồng, Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Lê Văn Khoa (sinh năm 1982).

Ông Lê Văn Khoa đồng thời là người đại diện cho Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện Miền Trung Việt Nam, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Phát Lợi, Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện Đăk Psi 6, Công ty cổ phần Đầu tư EVS Holdings, Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện Đăk Psi Kon Tum, Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện Plei Kần Hạ. Tất cả các công ty này đều hoạt động trong lĩnh vực khai thác năng lượng, thủy điện.

Công ty Đầu tư Thủy điện Miền Trung Việt Nam, chủ dự án thủy điện Thượng Nhật do ông Lê Văn Khoa giữ chức vụ Tổng giám đốc, đồng thời ông Nguyễn Văn Quân cũng là Thành viên Hội đồng quản trị. Em trai ông Nguyễn Ngọc Tưởng là ông Nguyễn Ngọc Trung (sinh năm 1976) giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tuy được thành lập từ 27/4/2007, có trụ sở ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời qua nhiều lần tăng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản nhưng công ty này chưa phát sinh doanh thu và lợi nhuận.

Thuỷ điện Thượng Nhật đã mở 5 cửa van để nước về hạ du. Ảnh: VnExpress

Tham vọng điện gió của ông trùm thủy điện nhỏ

Từ tháng 7/2019, trọng tâm của Đại Trường Thành Holdings chuyển dần sang năng lượng tái tạo, khi công ty bắt đầu nghiên cứu đầu tư phát triển 6 dự án điện gió với tổng công suất 1.950 MW, diện tích nghiên cứu 110.102 ha.

Tập đoàn hiện có 6 công ty thành viên, hoạt động trong lĩnh vực này, bao gồm: Công ty Tấn Phát, Công ty năng lượng gió Tây Nguyên, Công ty Tân Phước, Công ty năng lượng sạch Kon Tum, Công ty Trường Giang và Công ty Đắk Piu 2.

Trong đó, 2 công ty mới được thành lập vào ngày 17/6/2019 là Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng sạch Kon Tum (NLS Kon Tum) và Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng gió Tây Nguyên (NLG Tây Nguyên). Cả 2 đều có vốn điều lệ 10 tỷ đồng.

NLS Kon Tum và NLG Tây Nguyên nhiều khả năng sẽ là 2 doanh nghiệp chủ lực trong mảng năng lượng tái tạo của Đại Trường Thành Holdings. Bởi trong năm 2020, tập đoàn này đang có kế hoạch nâng mạnh tổng tài sản của NLS Kon Tum và NLG Tây Nguyên từ 10 tỷ đồng lên lần lượt là 940,5 tỷ đồng và 1.482 tỷ đồng. 2 doanh nghiệp này cùng với Tấn Phát là 3 doanh nghiệp có quy mô tổng tài sản dẫn đầu trong “hệ sinh thái” của Đại Trường Thành Holdings.

Ngoài các công ty đầu tư xây dựng thủy điện và năng lượng tái tạo, Đại Trường Thành Holdings còn sở hữu các công ty thương mại hoạt động các lĩnh vực khác như Công ty cổ phần Phát Lợi, Công ty cổ phần Thu Thủy và Công ty cổ phần Phương Thảo.

 Quỳnh Chi - Ngọc Trìu - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tạp chí Điện tử Hòa nhập: Ấm áp tình người giữa mùa bão lũ

Vừa qua, người dân các tỉnh miền Trung phải gánh chịu những hệ quả do bão lũ, thiệt hại nặng nề về người và tài sản, đời sống của nhiều người dân rất cơ cực. Với truyền thống tương thân, tương ái, Tạp chí Điện tử Hòa Nhập phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT VN, Báo Xây dựng tổ chức chương trình thiện nguyện nhằm chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung trong lúc thiên tai đè nặng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/dai-truong-thanh-holdings--ong-trum-nang-luong-dung-sau-loat-thuy-dien-nho-sai-pham-d140889.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com