Diệp lục Green Collagen từ nghi vấn lừa đảo tới xôn xao hàng giả?
Kinhte&Xahoi
Các loại hàng giả, hàng nhái (hàng fake) không chỉ tràn lan trên các sàn thương mại điện tử lớn mà nay còn xuất hiện, bày bán trên các sàn nhỏ, được các cá nhân, hộ kinh doanh bán trên các web và FB.
Gần đây, sản phẩm Diệp lục Collagen (Green Collagen Powder) được quảng cáo rầm rộ với những tác dụng tưởng như chỉ có trong truyện cổ tích như “cải lão hoàn đồng”, “thần dược chống ung thư đã có thông tin về nghi vấn lừa đảo trong quảng cáo của công ty này
Chưa hết định hình khách hàng tiếp tục được “rót” thêm về thông tin hàng thật hàng giả gây xôn xao dư luận
Mặt hàng bị làm giả, nhái nhiều nhất các loại thực phẩm chức năng, trang sức, quần áo, đồ công nghệ...Mới đây cộng đồng mạng đang nóng lên bởi sự cảnh báo hàng thật hàng giả của sản phẩm Diệp lục Collagen (Green Collagen Powder), đây là sản phẩm do Diệp lục Collagen, Thật giả lẫn lộn người tiêu dùng, hoang mang (địa chỉ tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) với người đại diện là Phạm Thị Hà.
Collagen thật giả lẫn lộn, người tiêu dùng hoang mang.
Cảnh báo từ Facebook từ chủ Thương hiệu là Phạm Hà, theo lời cảnh báo thì dấu hiệu nhận biết hàng giả có những dấu hiệu sau:
- Vỏ hộp nhái không rõ ràng, nhỏ hơn 1 chút. Hoa văn sai lệch. Dòng chữ ở Đối tượng dùng, hàng thứ 6 Hàng thật là chữ: “rụng nhiều”. Hàng giả chỉ có từ “nhiều” (lỗi này do hộp nhỏ hơn, phông chữ nhỏ hơn, nên từ “rụng” ở hàng 5). Dễ thấy nhất ở vỏ ngoài.
- Lớp vỏ nhôm được niêm phong nhăn nhúm. Hàng thật làm vuông vắn và sắc nét;
- Khi đổ ruột sản phẩm ra thì hàng giả số lượng bột ít, màu xanh lá như phẩm màu, mùi hôi;
- Khuấy thử sản phẩm hàng giả ra nước thì nổi váng rất kinh.
Sau khi cảnh báo những dấu hiệu của hàng giả bản thân một số đại lý và nhà phân phối của thương hiệu này cũng phải công nhận là kỹ thuật làm giả rất tinh vi và không nhận ra thật giả nếu không được nói rõ. Câu hỏi đặt ra là ngay cả đại lý phân phối trực tiếp của công ty còn có những “công nhận nhìn giống hàng thật” thì những khách hàng chưa một lần được tiếp xúc với hàng thật mà chỉ mua hàng qua mạng thì biết cơ sở nào để phân biệt?
Người tiêu dùng vốn đang rất hoang mang, nếu mua nhầm hàng nhái, sản phẩm cho trải nghiệm rất tệ, tinh thần không thoải mái, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngay sau sự việc này, trên mạng xã hội phía công ty cũng đã lên tiếng và khẳng định sẽ rà soát lại quy trình và triển khai giải pháp cho một số vấn đề của hàng giả. Tuy nhiên, đến thời điểm này, câu chuyện hàng rởm, hàng không đúng quảng cáo vẫn xuất hiện nhan nhản và đang làm ảnh hưởng đến tâm lý mua sắm của người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để người tiêu dùng tránh tiền mất tật mang trong thời buổi mua hàng qua mạng???
Theo GĐPL