Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988

14/03/2021 10:31

Kinhte&Xahoi Đã 30 năm, cựu binh Trần Thiên Phụng vẫn nhớ như thời khắc máu đổ trên đảo Gạc Ma chiều 14 tháng 3 năm 1988, khiến 64 đồng đội của ông mãi mãi nằm lại, còn ông và một số người khác bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

Chiều tối ngày 12/3/2018, 30 năm sau ngày xảy ra vụ thảm sát tại đảo Gạc Ma, đứng trên bãi bồi hướng ra biển, cựu binh Trần Thiên Phụng (55 tuổi, trú tại khối phố 6, phường 2, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) lầm rầm trò chuyện với đồng đội: “Vậy là đã 30 năm rồi Đông ạ”. Biển Cẩm Nhượng chiều tối tháng 3 gió thổi mạnh và rất lạnh, những ngọn nến hoa đăng được thả xuống được gió đẩy xa ra lấp lánh tưởng nhớ về những người anh hùng đã ngã xuống, hy sinh khi giữ đảo.

Chuẩn bị thả hoa đăng tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988.

Ông Phụng là một nhân chứng sống, người trực tiếp chứng kiến cuộc thảm sát tại đảo Gạc Ma năm 1988. 64 đồng đội của ông đã ngã xuống dưới làm mưa đạn của quân xâm lược, còn ông và 8 chiến sĩ khác bị Trung Quốc bắt giữ và giam cầm suốt 4 năm sau đó. Những hồi ức đau thương ấy, không bao giờ ông có thể quên.

Chiều ngày 11/3/1988, nhận được lệnh từ cấp trên, ông cùng Trung đoàn và các đơn vị khác đi tàu hiệu HQ 604 từ cảng Cam Ranh tiến về đảo Gạc Ma.

“Tôi và người bạn thân Hoàng Ánh Đông, người cùng học cấp 3, cùng nhập ngũ và được điều về cùng một đơn vị đã nhận lệnh lên đường ra đảo. Đêm trước đó chúng tôi còn cùng nhau trò chuyện. Không ngờ rằng đó là đêm cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau” – ông Phụng nghẹn ngào kể.

Biển Cẩm Nhượng chiều ngày 12 tháng 3 năm 2018, chuẩn bị thả hoa đăng tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ tại đảo Gạc Ma 30 năm trước.

Trong hải trình  từ cảng Cam Ranh ra đảo Gạc Ma, tôi và người bạn thân đã nhắn gửi lẫn nhau: “Chuyến đi này nguy hiểm, tau chết thì mi báo cho gia đình tau, còn nếu mi chết thì tao sẽ báo cho gia đình mi”.

Sau 2 ngày lênh đênh trên biển, ngày 13/3 thì tàu HQ 604 đến nơi. Chiều 14/3, quân Trung Quốc bất ngờ nã pháo về phía đảo khiến đồng đội của ông ngã xuống, trong đó có người bạn rất thân.

30 năm đã qua ký ức vẫn in trong đầu óc của ông Trần Thiên Phụng và những người may mắn được trở về là hình ảnh đồng đội, hình ảnh người bạn thân đã nằm lại dưới làn đạn của quân xâm lược.

Còn ông bị thương rất nặng ở cánh tay, trôi dạt nhiều giờ đồng hồ trên biển, sau đó ông bị quân Trung Quốc bắt làm tù binh.

“Anh Đông đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ đảo, còn tôi thì bị Trung Quốc bắt nên không ai báo tin cho gia đình được” – ông Phụng đau xót kể.

Ông Phụng và những người khác bị quân Trung Quốc đưa về một nhà tù tại tỉnh Quảng Đông và bị giam cầm ở đó suốt 4 năm.

Biển Cẩm Nhượng chiều tối tháng 3 gió thổi mạnh và rất lạnh, những ngọn nến hoa đăng được thả xuống được gió đẩy xa ra lấp lánh tưởng nhớ về những người anh hùng đã ngã xuống, hy sinh khi giữ đảo.

“Trong trại giam nỗi nhớ gia đình, đồng đội da diết, mỗi đêm chợp mắt hình ảnh các đồng đội đã hi sinh lại hiện về khiến tôi không thể chợp mắt. Mọi tâm sự tôi đều viết vào cuốn nhật ký nhỏ để làm kỉ niệm” – ông Phụng nói.

Ở trại giam được một thời gian, ông Phụng cùng những tù binh khác được một tổ chức hội chữ thập đỏ quốc tế giúp đỡ nên viết thư gửi về được cho gia đình, lúc đó gia đình mới biết ông Phụng còn sống.

Đến năm 1999, ông Phụng được phía Trung Quốc trả tự do tại cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn).

30 năm đã qua ký ức vẫn in trong đầu óc của ông Trần Thiên Phụng và những người may mắn được trở về là hình ảnh đồng đội, hình ảnh người bạn thân đã nằm lại dưới làn đạn của quân xâm lược.

 Lê Minh - Theo Vietnamnet

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/gac-ma-ngay-14-thang-3-nam-1988-d150879.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com