Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Hà Nội có "chùn tay" khi xử lý đất công viên Thủ Lệ bị "xẻ thịt"?

30/08/2020 18:16

Kinhte&Xahoi Hàng loạt quán ăn, hàng nhậu, quán cafe... ngang nhiên hoạt động trên diện tích đất thuộc Công viên Thủ Lệ trong nhiều năm qua mà không bị xử lý.

Lối vào Công viên Thủ Lệ, Ba Đình (Hà Nội).

Như đã phản ánh ở kỳ trước, Vườn Thú Hà Nội (thường được biết đến với tên gọi Công viên Thủ Lệ) nằm trên địa bàn phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội từ lâu đã là địa chỉ vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân thủ đô cũng như người dân khắp các tỉnh thành về tham quan.

Có một thực tế đáng buồn, đó là trong khi người dân Thủ đô đang thiếu diện tích công viên, cây xanh thì rất nhiều diện tích đất thuộc về Công viên Thủ Lệ lại xuất hiện nhà hàng, quán nhậu, quán cafe... chiếm dụng đất do Nhà nước quản lý.

Nhà hàng Thế giới Hải sản kéo dài đến hàng chục mét trên phố Đào Tấn, có diện tích nằm trong khuôn viên công viên Thủ Lệ.

Được biết, nhà hàng Thế giới Hải sản thuộc Công ty cổ phần thế giới Hải sản Sài Gòn, người đại điện pháp luật là ông Đoàn Minh Phú, có trụ sở chính tại 244B Đường Pasteur, Phường 06, Quận 3 (TP HCM).

Chỉ cần đi dọc theo khu vực đất của Công viên Thủ Lệ dọc phố Đào Tấn, có thể dễ dàng quan sát thấy Nhà hàng Thế giới Hải sản hoành tráng kéo dài đến hàng chục mét. Mỗi ngày nhà hàng này thu hút đông đảo lượt khách ra vào.

Công trình phục vụ kinh doanh của nhà hàng hải sản này được xây dựng khá kiên cố, 2 tầng, bên trong được chia thành nhiều phòng...

Để tận dụng cho các thượng khách tới dùng sản phẩm của mình, chủ nhà hàng Thế giới Hải sản đã tận dụng luôn phần vỉa hè trước mặt làm bãi đỗ xe ô tô cho khách, khiến nơi đây trở nên mất mỹ quan đô thị.

Bên cạnh nhà hàng Thế giới Hải sản, hiện đang có rất nhiều nhà hàng, quán café… khác đang hoạt động rầm rộ tại khu vực đất của công viên Thủ Lệ.

Nhà Hàng Thế giới Hải Sản đã có từ nhiều năm nay.

Sự việc trên đã diễn ra trong nhiều năm qua, nhưng vẫn chưa được các cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc giải quyết dứt điểm, khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công viên Thủ Lệ được UBND TP giao cho Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội quản lý, khai thác, sử dụng.

Công ty này đã ký hợp đồng hợp tác với Công ty TNHH Thương mại Thành Vinh cho thuê trọn gói công trình sân tennis và khu phụ trợ trên mặt bằng 2.737m2, thời hạn thuê 20 năm từ năm 2004.

Năm 2005, Sở Xây dựng cấp phép xây dựng cải tạo công trình nhà phụ trợ. Tuy nhiên, trước bất cập về công trình kinh doanh trên đất công viên, năm 2010, Vườn thú Hà Nội đã phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư Him Lam BC xin chuyển đổi xây dựng bãi đỗ xe ngầm, mặt đất trồng cây xanh và đã được UBND thành phố chấp thuận về nguyên tắc và chủ trương.

Ngày 5/4/2018, UBND thành phố đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án đầu tư xây dựng bãi đỗ xe ngầm tại đây. Khi hoàn thành xây dựng bãi đỗ xe ngầm, sẽ không còn các công trình trên.     

Công trình xây dựng kiên cố trên đất công viên Thủ Lệ.

Bà Hoàng Thị Cúc (phố Đào Tấn, Hà Nội) bức xúc cho biết: “Các nhà hàng, bãi đỗ xe chiếm hết diện tích vỉa hè gây cản trở rất nhiều đối với người tham gia giao thông. Người dân chúng tôi từng kiến nghị với chính quyền về việc chấm dứt hoạt động của các cửa hàng này, trả lại không gian thông thoáng cho công viên. Nhưng nhiều năm đã trôi qua, kiến nghị này đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết".

Phóng viên đã liên hệ với ông Viên Hải Tuệ - Chủ tịch UBND phường Ngọc Khánh để phản ánh về sự việc nhiều diện tích đất thuộc về Công viên Thủ Lệ bị chiếm dụng làm nhà hàng, quán nhậu, quán cafe…

Ông Viên Hải Tuệ cho biết, bản thân ông mới nhận nhiệm vụ làm Chủ tịch UBND phường được vài tháng, vì thế chưa nắm đầy đủ thông tin về vấn đề do phóng viên phản ánh. Vì vậy, ông Tuệ cũng cho biết sẽ cho tiến hành kiểm tra lại thông tin và có câu trả lời cho phóng viên sau.

Nhà hàng Thế giới Hải sản hoạt động thu lợi nhiều năm qua

Trên nóng, dưới lạnh?

Thực trạng chiếm dụng, “xẻ thịt” tại nhiều công viên trên địa bàn thành phố không chỉ dẫn đến tình trạng quy hoạch hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ mà còn khiến không gian xanh ngày càng thiếu hụt, đi ngược lại với chủ trương phát triển xanh, bền vững mà TP Hà Nội đã đặt ra.

Phải chăng, thiếu sót trong quy hoạch là từ đây? Hay tại chính các cấp quản lý trực tiếp địa bàn đang chưa có các biện pháp cần thiết để xử lý vi phạm mới là nguyên nhân chính?

Trên thực tế, việc xử lý lấn chiếm, chiếm dụng, chuyển đổi công năng sử dụng đất công viên, vườn hoa không phải mới được thành phố đặt ra trong những năm gần đây.

Ngay từ năm 2017, Sở Xây dựng Hà Nội đã có công văn gửi các quận có liên quan thực hiện đúng chỉ đạo của thành phố, khẩn trương giải quyết những tồn tại đối với các hạng mục công trình đang sử dụng đất công viên vào mục đích kinh doanh dịch vụ…

Trong năm 2019, UBND TP Hà Nội tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lý những tồn tại, khi ban hành văn bản 2834/UBND-ĐT yêu cầu các quận, huyện, thị xã rà soát, tổng hợp hiện trạng sử dụng các công viên, vườn hoa.

Lối vào một sân Tennis

Qua đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu các địa phương đánh giá, xác định các trường hợp lấn chiếm, chiếm dụng công viên, vườn hoa, chuyển công năng sử dụng để làm nhà hàng, quán cà phê, khu vui chơi giải trí không đúng quy định; có biện pháp xử lý nghiêm vi phạm, khắc phục, hoàn trả, sử dụng đúng mục đích…

Được biết, theo rà soát của Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội), trên địa bàn thành phố có gần 30 công viên, vườn hoa, khu đô thị, nhưng có hơn chục trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích…

Đến nay, đã có một số trường hợp bị xử lý, giải tỏa, trả đất công viên về đúng nghĩa, như: Nhà hàng Gió Mới (tại Công viên Thống Nhất), Khu trưng bày, bán cây cảnh của Hội Cây cảnh nghệ thuật Thăng Long tại Công viên Indira Gandhi (quận Ba Đình)...

Với trường hợp của Công viên Thủ Lệ, đề nghị Chính phủ, UBND TP Hà Nội và các cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm tra, xác minh và có biện pháp xử lý dứt điểm những tồn tại. Đồng thời, trả lại không gian xanh - sạch - đẹp cho nhân dân Thủ đô.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

 Lê Hải - Nhã Vân - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hướng dẫn đeo khẩu trang vải an toàn

Khẩu trang vải có vai trò như một "hàng rào" bảo vệ để ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19. Ngày 28-8, Bộ Y tế và Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam phối hợp xây dựng video clip hướng dẫn đeo khẩu trang vải an toàn.

Hà Nội: Ngày đầu thực hiện giãn cách tại các cơ sở kinh doanh ăn uống

Thực hiện chỉ đạo tại Công điện khẩn số 07 của UBND TP Hà Nội, nhiều hàng quán đã thực hiện nghiêm việc giãn cách tối thiểu 1m, tổ chức đo thân nhiệt và bố trí nước sát khuẩn tay cho khách hàng, tuy nhiên, một số nơi vẫn chưa tự giác thực hiện, vẫn cần sự nhắc nhở, đôn đốc từ lực lượng chức năng.

Hà Nội: Các siêu thị chủ động phòng chống dịch Covid-19

Hiện 50 siêu thị/cửa hàng của chuỗi hệ thống BRGMart, gồm: Intimex, Seikamart; Hapromart; Haprofood ở các tỉnh TP: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên đã tái khởi động các hoạt động để phòng tránh Covid-19. Toàn bộ cán bộ nhân viên của hệ thống siêu thị/cửa hàng đều phải nghiêm chỉnh thực hiện việc đeo khẩu trang, sát khuẩn bằng cồn trong suốt quá trình làm việc.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/bat-dong-san/ha-noi-co-chun-tay-khi-xu-ly-dat-cong-vien-thu-le-bi-xe-thit-d133752.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com