Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Hà Nội đảm bảo kết nối, cung ứng thủy sản phục vụ Nhân dân

16/08/2021 14:35

Kinhte&Xahoi Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, ngành Nông nghiệp Hà Nội chủ trương duy trì ổn định vùng nuôi trồng thủy sản, kết hợp tăng cường kết nối tiêu thụ với các tỉnh, thành phố lân cận. Nhờ đó, nguồn cung mặt hàng này cơ bản đảm bảo tiêu dùng cho người dân Thủ đô.

Đảm bảo nguồn cung

 Trên địa bàn thành phố hiện có 60 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn tại các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Thường Tín, Thanh Oai, Thanh Trì... Năm 2021, diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản toàn thành phố ước tính 23.500ha; Tổng sản lượng trên 116,573 nghìn tấn, tăng 3,49% so với năm 2019.

Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 114,844 nghìn tấn, tăng 3,57%. Công tác sản xuất giống thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, khẳng định được chất lượng, cung ứng con giống không chỉ đáp ứng nhu cầu, mà còn chiếm được niềm tin của người nuôi.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, ngành Nông nghiệp Hà Nội chủ trương duy trì ổn định vùng nuôi trồng thủy sản, kết hợp tăng cường kết nối tiêu thụ với các tỉnh, thành phố lân cận. Nhờ đó, đến nay, nguồn cung mặt hàng này cơ bản đảm bảo tiêu dùng cho người dân Thủ đô.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa (ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa) cho biết, trang trại của ông đang nuôi cá trên diện tích 6ha và 2ha nuôi tôm càng xanh. Nhờ áp dụng công nghệ cao vào sản xuất và chăn nuôi theo hướng an toàn, nên cá ít bị dịch bệnh, năng suất đạt 10-12 tấn/ha/năm, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Hà Nội đảm bảo kết nối, cung ứng đủ mặt hàng thủy sản phục vụ Nhân dân

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Đỗ Văn Hiệp (ở xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì) cho biết, với quy mô 40ha nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, áp dụng quy trình nuôi khắt khe từ vệ sinh hệ thống lọc và xử lý nước, để bảo đảm chất lượng cá, trang trại của ông đã đầu tư thiết bị công nghệ cao như: Máy nano oxygen để cung cấp ô xy, khử phèn và hóa chất độc hại trong ao... Nhờ đó, năng suất cá đạt hơn 12 tấn/ha/năm, cao gấp 2-3 lần so với nuôi bán thâm canh.

Cùng với việc chủ động nguồn cung tại chỗ, những năm qua, Hà Nội đã tích cực phối hợp với các địa phương trong chuỗi liên kết giữa Hà Nội và 21 tỉnh, thành phố. Theo đó, hàng triệu tấn nông sản (bao gồm cả thủy sản) đã được cung cấp bổ sung cho thành phố. Điển hình như tỉnh Hòa Bình hàng năm cung ứng cho Hà Nội khoảng 1.500 tấn, Vĩnh Phúc cũng chuyển về tiêu thụ tại địa bàn Thủ đô khoảng 4.000 tấn thủy sản…

Bên cạnh sản phẩm tươi sống, Hà Nội hiện có hơn 100 cơ sở chế biến thủy sản với các quy mô lớn nhỏ, cùng sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể. Điều này bảo đảm duy trì nguồn cung ứng và đa dạng hóa sản phẩm thủy sản cho người dân Thủ đô.

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, theo ước tính, sản lượng thủy sản nuôi trồng của Hà Nội vào khoảng 9.675 tấn/tháng. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, tổng sản lượng ước đã đạt hơn 63.000 tấn, tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Cùng với nuôi trồng, sản lượng khai thác thủy sản của Hà Nội cũng đạt hơn 869 tấn trong khoảng 7 tháng đầu của năm 2021. Ngoài ra, các hộ tiểu thương còn nhập từ 11 tỉnh, TP trên cả nước khoảng 2.000 tấn thủy sản về tiêu thụ tại chợ đầu mối Yên Sở (quận Hoàng Mai). Tổng sản lượng thủy sản đến nay cơ bản bảo đảm tiêu dùng cho hơn 10,3 triệu dân Thủ đô.

Thúc đẩy sản xuất tại chỗ, gỡ khó nguồn cung

 Trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 17 của UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố cho biết, sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành sản xuất liên quan của thành phố để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm trên địa bàn.

Trong thời gian tới, nếu dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, việc vận chuyển, tiêu thụ thủy sản từ các tỉnh về Hà Nội gặp khó khăn, Hà Nội xác định cần đẩy mạnh thúc đẩy sản xuất tại chỗ. Trong đó, tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng lên cao hơn nữa để đạt được sản lượng trên 120.000 tấn/năm.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Hà Nội đẩy mạnh sản xuất tại chỗ để gỡ khó cho nguồn cung

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, hiện nay, người dân Thủ đô vẫn được bảo đảm nguồn cung thủy sản đầy đủ cho tiêu dùng. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, việc vận chuyển thủy sản về Hà Nội có những khó khăn nhất định, ngành Nông nghiệp đã lên kế hoạch tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng lên mức 10.000 tấn/tháng.

Để đạt được mục tiêu trên, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung hỗ trợ phát triển một số diện tích nuôi trồng thủy sản ngắn ngày, có năng suất cao như: Cá rô phi đơn tính, cá chép lai… Rà soát, mở rộng diện tích mô hình nuôi cá - lúa để duy trì diện tích nuôi trồng đạt khoảng 24.000ha.

“Hà Nội sẽ tiếp tục liên kết với các tỉnh, thành phố nhằm bổ sung nguồn cung hàng thủy sản đông lạnh bình quân khoảng 2.500 tấn/tháng từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An… Đây là giải pháp đa dạng hóa sản phẩm thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô”, ông Chu Phú Mỹ thông tin thêm.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp Sở Công thương Hà Nội theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình về sản xuất, nguồn cung, tiêu thụ nông sản của thành phố, tổ chức địa điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời. Thực hiện phương án đảm bảo nguồn hàng trong tình hình dịch bệnh thông qua tăng nguồn hàng dự trữ, triển khai nhiều hình thức cung ứng đa dạng.

Ngoài ra, thành phố sẽ duy trì 113 kho lạnh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Trong đó, có 7 doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê kho với diện tích 29.200m2 và 41 kho lạnh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản với diện tích 5.330m2. Ước tính, sức chứa của các kho lạnh là 42.000m3, đảm bảo đáp ứng tốt khả năng bảo quản các sản phẩm nông lâm thủy sản yêu cầu bảo quản đặc biệt. Đây là những kho hàng giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tích trữ hàng hóa đảm bảo phân phối và lưu thông hàng hóa.

Khắc Nam - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội chốt phương án thi vào lớp 10

Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2021-2022 đã được công bố. Các thí sinh gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi diễn ra vào ngày 12-13/6/2021.

Hà Nội chốt phương án thi vào lớp 10

Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2021-2022 đã được công bố. Các thí sinh gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi diễn ra vào ngày 12-13/6/2021.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-dam-bao-ket-noi-cung-ung-thuy-san-phuc-vu-nhan-dan-173833.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com