Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Hà Nội khẩn trương ứng phó bão Talim

17/07/2023 07:49

Kinhte&Xahoi Khẩn trương kiểm tra các trọng điểm, xung yếu về đê điều, hồ đập; sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu đô thị và công nghiệp; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn...

Đó là nội dung Công điện số 02/CĐ-BCH của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, địa phương ứng phó với bão Talim (cơn bão số 1 năm 2023).

Hướng di chuyển của bão số 1 lúc 4h sáng nay (17-7).

Hà Nội gió mạnh, mưa to đến rất to

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, 4h sáng nay (17-7), bão số 1 cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 340km về phía Đông Đông Nam; sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.

Hiện, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Dự báo 4h sáng mai (18-7), bão cách Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) khoảng 190km về phía Đông Đông Nam, cách thành phố Hải Phòng khoảng 290km về phía Đông với sức gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Khoảng 16h ngày mai, bão nằm trên vùng ven biển các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Hải Phòng với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 12. Sau thời gian trên, bão suy yếu dần và thành vùng áp thấp trên khu vực vùng phía Đông Bắc Bộ với sức gió dưới cấp 6.

Do ảnh hưởng của bão nên vùng biển phía Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội. Từ chiều nay, Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14; biển động dữ dội.

Trên đất liền, từ gần sáng 18-7, vùng ven biển các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Nam Định có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9-10, giật cấp 13. Khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Từ đêm 17 đến ngày 20-7, các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-400mm, có nơi cao hơn 500mm. Các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi cao hơn 300mm. Các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Còn tại thành phố Hà Nội, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ dự báo, từ đêm nay đến ngày 20-7 có mưa, mưa vừa, sau có mưa to đến rất to và dông; lượng mưa tại khu vực trung tâm và phía Bắc thành phố 180-280mm, có nơi cao hơn 300mm, phía Tây và phía Nam 150-250mm, có nơi cao hơn 250mm. Các đơn vị, địa phương của Hà Nội cần đề phòng nguy cơ xảy ra ngập úng các khu đô thị, vùng trũng thấp...

Các đơn vị thoát nước thành phố Hà Nội triển khai phương án phòng, chống úng ngập đô thị.

Khẩn trương triển khai biện pháp ứng phó

Trước dự báo trên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã ký ban hành Công điện số 02-CĐ-BCH hồi 22h18 ngày 16-7 đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, thị xã: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình thời tiết, thiên tai, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh.

Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương rà soát phương án phòng ngừa, ứng phó thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn bảo đảm theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng triển khai khi có tình huống xảy ra. Tăng cường kiểm tra các trọng điểm, xung yếu về đê điều, hồ đập, công trình thủy lợi, công trình tiêu thoát nước, công trình xuống cấp, công trình đang thi công trên địa bàn; chủ động ứng phó kịp thời với mọi diễn biến của thiên tai, sự cố; sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu đô thị và công nghiệp; bảo đảm an toàn công trình, tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước ở những khu vực có khả năng ngập úng, có nguy cơ sạt lở, hư hại, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.

Cùng với nhiệm vụ trên, các đơn vị, địa phương chuẩn bị tổ chức lực lượng kiểm soát, phân luồng, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, các điểm đen thường xuyên ngập úng trong khu vực dân cư; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn; hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để bảo đảm an toàn.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố cũng chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí trung ương và thành phố, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin, tuyên truyền về tình hình thời tiết, thiên tai, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, biện pháp, kỹ năng phòng, chống thiên tai, sự cố trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh.

Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội sẵn sàng phương án tiêu thoát nước đô thị, thường xuyên ứng trực khơi thông hệ thống sông, mương tiêu, các hố ga, bảo đảm thoát nước nhanh khu vực nội thành.

Các công ty thủy lợi chủ động phương án vận hành linh hoạt hệ thống công trình thủy lợi để tiêu nước, đặc biệt là khu vực sản xuất nông nghiệp, vùng trũng thấp. Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội chuẩn bị lực lượng ứng trực, kịp thời giải tỏa cây đổ khi có mưa to, gió lớn. Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội và các đơn vị có liên quan rà soát, bảo đảm phương án cấp điện phục vụ tiêu úng chống ngập và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24, theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời mọi diễn biến thời tiết, thiên tai, sự cố và các thiệt hại xảy ra về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố theo quy định.

 Kim Nhuệ - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng với quốc phòng, an ninh đất nước.

Muôn kiểu “nạp năng lượng” của người lao động giữa trưa nắng nóng đỉnh điểm

Sau vài ngày thời tiết dịu mát, nắng nóng quay trở lại khiến cuộc mưu sinh của công nhân, lao động nghèo ở Thủ đô vốn vất vả lại thêm khó nhọc bội phần. Họ phải dùng những bữa trưa trên đường phố, tạm nghỉ dưới bóng râm trên vỉa hè, giữ sức để buổi chiều tiếp tục lao động giữa cái nóng “cháy da, cháy thịt".

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/ha-noi-khan-truong-ung-pho-bao-talim-635259.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com