Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Hàng nghìn hộ dân mất nước sinh hoạt dù nằm ngay bờ sông Mã

18/03/2019 15:00

Kinhte&Xahoi Nhiều ngày nay, hàng nghìn người dân xã Yên Thọ (Yên Định, Thanh Hóa) dù ở ngay sông Mã nhưng lại thiếu nước sinh hoạt trầm trọng khiến cuộc sống bị đảo lộn.

Trước tình trạng trên, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc khảo sát, xác minh. Nguyên nhân ban đầu dẫn đến tình trạng mực nước ngầm tại xã Yên Thọ bị tụt là do mực nước sông Mã xuống thấp. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát địa chất trước đó cho thấy, toàn bộ diện tích của xã Yên Thọ nằm trên bãi bồi, phía dưới là một tầng cát dày hơn 20 m, khả năng giữ nước ngầm của tầng cát này rất hạn chế. Khi nước sông xuống thấp, sẽ khiến cho nước ngầm rút với tốc độ nhanh. Đây cũng là nguyên nhân khiến những biện pháp tạo nguồn từ phía bề mặt không phát huy hiệu quả. Ngoài ra, tình trạng khai thác cát dọc theo con sông Mã đoạn qua xã Yên Thọ xảy ra trong nhiều năm cũng là nguyên nhân khiến lòng sông bị tụt sâu.

 Giếng khoan của người dân sâu gần 20m mà không có nước.

Người dân sinh sống tại đây đã nhiều đời nay nhưng tình trạng mất nước chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây. Nhiều người cho rằng nguyên nhân chính là do tỉnh Thanh Hóa cho xây dựng dày đặc các công trình thủy điện phía thượng nguồn.

Hiện tại, Bộ Công thương đã quy hoạch 22 dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá với tổng công suất 832MW. Trong đó, đã có 10 nhà máy vận hành phát điện, nộp ngân sách khoảng 500 tỷ đồng 1 năm; 3 dự án đang triển khai thực hiện; 2 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và 7 dự án tuy có trong quy hoạch, nhưng chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư.

 Người dân dùng máy bơm nước từ giếng khơi nhưng khô cạn.

Việc quy hoạch quá nhiều thủy điện trên thượng nguồn, trong đó có sông Mã đang tạo ra nhiều hệ lụy đối với người dân. Mùa khô thủy điện tích nước dẫn đến hạn hán vùng hạ lưu, mùa mưa các thủy điện thi nhau xả lũ dẫn đến nhiều địa phương thường xuyên bị ngập úng. Quá trình xây dựng thuỷ điện và tái định cư đã làm cho một số diện tích rừng tự nhiên, đất sản xuất bị mất; phong tục, tập quán sinh sống lâu đời của người dân bị ảnh hưởng. Quy trình xả lũ, dự báo đón lũ của các nhà máy thuỷ điện còn nhiều bất cập, chưa có sự quản lý, giám sát đồng bộ, công khai.

Trước đó gần 2 tháng nay, toàn xã Yên Thọ (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) có tới 6/7 thôn đang thiếu nước sạch nghiêm trọng. Ước tính, gần 1000 hộ dân với 4000 nghìn nhân khẩu đang sống trong tình cảnh sử dụng nước sinh hoạt nhiễm bẩn.

Tại thôn Tu Mộc 2, nằm phía ngoài đê cạnh sông Mã, đây là thôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tại xã Yên Thọ. Theo người dân trong thôn cho biết, trước đây khi khoan giếng ở độ sâu từ 9 – 11 mét là có nguồn nước để sử dụng. Nhưng nay khoan ở độ sâu như vậy vẫn không có nước, buộc phải khoan sâu hơn nhưng nước ở độ sâu hơn khi bơm lên sẽ mùi tanh, để qua đêm hoặc chỉ cần tác động vào sẽ “biến” thành màu tím than.

Để minh chứng những những phản ánh trên, tại chiếc giếng khoan nhà bà Trịnh Thị Tạo, người dân đã bơm nước vào một chậu nhỏ. Ban đầu khi nước mới được bơm lên trông màu trong, sạch nhưng khi rót một chút nước chè vào thì màu nước ngay lập tức chuyển sang màu tím than, đen xì.

Nước giếng khoan khi bơm lên rất trong nhưng pha một chút nước trà chuyển thành màu đen.

Qua tìm hiểu được biết, trung bình mỗi hộ phải đào 2-3 giếng khoan, có những hộ phải khoan đến 6 giếng, chi phí bỏ ra đến hàng trục triệu đồng để có nước sạch sử dụng. Thế nhưng, dù nước giếng khoan đã được lọc nhiều lần mà chất lượng vẫn không đảm bảo; cực chẳng đã, họ phải xây bể chứa nước mưa hoặc đi bộ cách nhà vài cây số để mua nước về dùng.

Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Xuân Bình, Chủ tịch UBND xã Yên Thọ cho biết, theo thống kê tính đến ngày 04/03/2019, toàn xã có 922 hộ dân của 6/7 thôn lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Các giếng khơi, giếng khoan bỗng nhiên cạn kiệt nguồn nước. Tình trạng này xuất hiện từ khoảng tháng 1/2019.

Theo ông Bình, trong khi chờ biện pháp giải quyết từ chính quyền cấp trên, các hộ dân đành hạn chế, tiết kiệm khi sử dụng nước. Khoảng 2 – 3 hộ khoan được một mạch nước sạch chia nhau sử dụng chung. Trao đổi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ông Bình cho biết, nhận định ban đầu có thể do hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra trên sông Mã suốt những năm qua hoặc do đập chắn ngang Nam sông Mã bị tháo bỏ nên nguồn nước dự trữ ở sông không còn.

Khi nhận được báo cáo của UBND xã Yên Thọ, phía UBND huyện Yên Định và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đã về kiểm tra, đồng thời chỉ đạo thực hiện phương án mở cống dẫn nước từ kênh dẫn thuộc hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã vào kênh nội đồng, nhưng tình hình vẫn không cải thiện.

Thực tế, không chỉ xã Yên Thọ xảy ra tình trạng trên, mà phía bên kia bờ sông Mã thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc cũng xảy ra tình trạng tương tự, khi các giếng khoan của nhiều hộ dân cũng cạn kiệt nguồn nước. Cuối năm 2018 trên địa bàn xã này có khoảng gần 200 – 300 hộ dân lâm vào tình trạng cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt. Buộc họ phải khoan giếng mới sâu hơn so với những chiếc giếng cũ để tìm nguồn nước sạch.

“Nếu muốn sử dụng nước sạch thì hiện tại chúng tôi phải lọc qua nhiều công đoạn, từ bơm nước lên qua bể cát lắng. Sau đó lại thêm một lần qua máy lọc nước nhỏ thì mới dám sử dụng. Nhưng cũng phải tiết kiệm hết mức, mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, giúp bà con chúng tôi giải quyết khó khăn” - Anh Hồ Xuân Độ, thôn Tu Mộc 2 nói.

Hiện các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang nghiên cứu, xem xét để có phương án xử lý trong thời gian sớm nhất. Do các giếng đều hết nước nên tình trạng người dân khoan giếng ngầm khá phổ biến. Việc mật độ các giếng khoan dày đặc trong một khu vực hẹp chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nền địa chất và chất lượng nguồn nước, có thể xảy ra tình trạng sụt lún về sau, nhất là trong mùa mưa bão. Do đó, nhà chức trách khuyến cáo người dân nên hạn chế khoan thêm các giếng ngầm.

Theo GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quận 9 (TP. HCM): Quản lí đô thị kiểu "ba rọi"

Thị trường đất quận 9 nóng sốt là nhờ vào đẩt nền phân lô. Tuy nhiên, nhiều khu vực dù không thuộc đất được cấp phép phân lô, nhưng nhờ những "phép màu" nó vẫn được san lấp và rao bán như các sản phẩm chính thống. Thậm chí còn được bao xây dựng thành nhà. Những căn nhà không phép, san lấp vô tội vạ đang diễn ra rầm rộ là nhờ "phép màu" trong công tác quản lý đô thị của UBND quận 9 và dưới dự giám sát "tích cực" của lực lượng Thanh tra Xây dựng địa bàn thuộc Sở Xây dựng TP.HCM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com