Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Hết tháng 5, ngành Thuế thu hơn 12,3 nghìn tỷ đồng nợ thuế

08/06/2020 17:14

Kinhte&Xahoi Do một số nguyên nhân khách quan từ dịch bệnh Covid-19 cũng như thực hiện công tác gia hạn nộp thuế, số nợ 5 tháng đầu năm 2020 của ngành Thuế có xu hướng tăng.

Dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới công tác thu nợ của ngành Thuế. Ảnh Thùy Linh.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tổng số tiền nợ thuế tính đến cuối tháng 5/2020 là 97.757 tỷ đồng. Số nợ này tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng tới 13,7% so với thời điểm ngày 31/12/2019.

Trong đó, tiền nợ thuế có khả năng thu là 52.830 tỷ đồng (giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2019; tăng 26% so với thời điểm ngày 31/12/2019); tiền nợ thuế không còn khả năng thu hồi là 44.927 tỷ đồng (tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2019; tăng 1,9% so với thời điểm ngày 31/12/2019).

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, công tác quản lý nợ được Tổng cục Thuế xác định là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó, ngay từ đầu năm, Tổng cục Thuế đã giao chỉ tiêu thu nợ cho các cục thuế, phấn đấu đạt mục tiêu giảm số tiền nợ thuế xuống mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đối với tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng. Do đó, số nợ thuế 5 tháng đầu năm 2020 có xu hướng tăng.

Tổng cục Thuế cho biết, chỉ tính riêng trong tháng 5/2020, cơ quan Thuế đã thực hiện tích cực các biện pháp đôn đốc thu nợ và đã thu được số tiền nợ đọng thuế tại thời điểm 31/12/2019 và trong tháng 4/2020 ước đạt 3.705 tỷ đồng.

Như vậy, lũy kế tính đến thời điểm ngày 31/5/2020, số nợ thuế thu đạt 12.378 tỷ đồng, bằng 29,5% nợ thuế có khả năng thu tại thời điểm 31/12/2019 và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 8.262 tỷ đồng; thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 4.116 tỷ đồng.

Tổng cục Thuế cho biết, từ nay đến cuối năm 2020, cùng với việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41, do tình hình dịch bệnh đã được khống chế, nên ngành Thuế sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý nợ chặt chẽ, đảm bảo đến cuối năm 2020 số nợ thuế giảm so với cùng kỳ.

Thùy Linh

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sức sống, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi trường tồn!

Tư tưởng Hồ Chí Minh không những có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của cách mạng Việt Nam mà còn góp phần tích cực trong các bước tiến của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Đây là nhân tố không thể thiếu trong tư duy và hành động của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, công nghiệp hó a, hiện đại hóa đất nước giai đoạn tới.

Theo Báo Hải Quan/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/het-thang-5-nganh-thue-thu-hon-123-nghin-ty-dong-no-thue-d126519.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com