Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Học sự tự trọng ở một bạn trẻ…

08/10/2020 09:57

Kinhte&Xahoi Bạn trẻ ấy vừa tốt nghiệp trung học phổ thông và đã được các phương tiện truyền thông, mạng xã hội nhắc tới rất nhiều trong những ngày qua: Em là Ngô Minh Hiếu.

Mười năm cõng bạn tới trường, Ngô Minh Hiếu - học sinh trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hoá đã chạm đến trái tim của hàng triệu người với nghĩa cử của mình. Và cách ứng xử của em sau đó, khi đã trở nên “nổi tiếng”, lại càng khiến chúng ta nể phục, yêu quý hơn bội phần.

Sau khi nghe chuyện của Hiếu, rằng điểm thi tốt nghiệp THPT của em là 28,15 điểm, chỉ còn thiếu 0,25 điểm nữa là sẽ đỗ vào Đại học Y Hà Nội, ngôi trường mà em hằng ao ước, rất nhiều người đã bày tỏ sự tiếc nuối.

Không ít các doanh nhân, luật gia, nhà khoa học và những người nổi tiếng đã viết trên trang cá nhân của họ, cho rằng ngành giáo dục và lãnh đạo Đại học Y Hà Nội nên “đặc cách” để Hiếu có thể thực hiện ước mơ của em, vào học ngành Y Đa khoa của trường đại học này.

Tôi tin rằng, ngay cả khi trường hợp này xảy ra, cũng sẽ không mấy ai phản đối.

Hiếu là một cậu bé thông minh, học lực tốt (28,15 điểm với 9,4 điểm Toán; 9,75 điểm môn Hóa và 9 điểm môn Sinh - tôi cho rằng cũng đã phần nào phản ánh được năng lực của nam sinh này). Hơn hết, Hiếu còn có một nhân cách sống tuyệt vời, một người có tấm lòng vị tha, sự kiên trì và biết chở che cho người khác.

Nhân cách ấy khiến tôi tin tưởng, khi Hiếu chọn ngành y, chúng ta sẽ có một bác sĩ tuyệt vời trong tương lai!

Chính bởi vậy, với việc coi “nhân tài” là một người không những có tài mà còn có đức, nhiều người đã cho rằng, nếu không chọn Hiếu thì có thể sẽ bỏ lỡ một “nhân tài đúng nghĩa”.

Tuy nhiên, cậu bé này đã đưa tôi đi từ sự kinh ngạc này đến kinh ngạc khác, khiến tôi thực sự nể trọng vì sự tinh tế, thông minh và chính trực.

Hiếu cho biết, ngành Y Đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội là nguyện vọng 1, tuy nhiên, xin để được “đặc cách” vào đó không phải là nguyện vọng của em. Mơ ước của em đã đạt được khi đỗ ngành Y Đa khoa của Trường ĐH Y Dược Thái Bình.

“Em muốn vào đại học bằng chính năng lực của mình, không dựa vào điều gì khác. Em đã đỗ vào Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược Thái Bình bằng năng lực nên em quyết định sẽ theo học ở đây bằng đam mê” - Cậu bé ấy đã chia sẻ như vậy. Thậm chí, em còn quả quyết rằng, dù Trường ĐH Y Hà Nội có đặc cách, em cũng xin cảm ơn vì cho rằng, “em thiếu 0,25 điểm quá là nhiều so với những bạn chỉ thiếu 0,05 điểm, thậm chí chắc có tới vài trăm bạn ở miền Bắc cũng thiếu 0,25 như em. Nếu em xin đặc cách thì chắc chắn cũng có nhiều bạn đạt những thành tích tốt, hoặc làm những việc tốt, cũng có thể xin được”. Em nhận thấy điều này sẽ gây khó cho nhà trường, cho chính em và những bạn thí sinh khác.

Rất đơn giản, rất rõ ràng, rất mạch lạc!

Chính xác, đã gọi là thi thì có người hơn kẻ kém. Và 0,25 điểm là một khoảng cách trong thi cử. Có thể với nhiều người, khoảng cách đó rất hẹp, nhưng Hiếu thẳng thắn, vậy là quá nhiều so với những bạn khác chỉ thiếu 0,05 điểm!

Sau tất cả em vẫn là một người cao thượng, biết quan tâm đến người khác khi đặt mình vào vị trí của những thí sinh khác và hiểu được sự khó xử của nhà trường (ĐH Y Hà Nội). Em trân trọng giá trị của bản thân và cũng trân trọng cơ hội mà em có được ở một ngôi trường khác: ĐH Y Thái Bình.

Suy nghĩ của em chín chắn, sâu sắc và “quân tử” hơn rất nhiều so với những người lớn khác.

Tôi tự hỏi, những phụ huynh từng “tác động” để gian lận điểm cho con cái của họ ở Hà Giang, Hoà Bình, Sơn La những năm trước, những vị cán bộ trên “chuyến tàu vét” và cả những người đang cố sức để chạy chức, chạy quyền… họ có cảm thấy tự thẹn với lòng mình khi đọc những thông tin này hay không?!

Họ sẵn sàng dùng quyền lực, tiền bạc để tước đoạt cơ hội của người khác. Tôi ước gì, họ có thể học được bài học tự trọng, dù đã không còn sớm nữa, ở một người trẻ như Ngô Minh Hiếu.

Với riêng Hiếu, tôi tin em sẽ là một bác sĩ tuyệt vời. Biển học mênh mông, ở thời đại “dữ liệu lớn” (Big Data) này, cơ hội học tập, phấn đấu sẽ còn rộng mở với em!

Cảm ơn Thầy thuốc Nhân dân, PGS TS Hoàng Năng Trọng - Hiệu trưởng nhà trường và Ban Giám hiệu ĐH Y Dược Thái Bình đã có hành động đầy nghĩa cử khi miễn toàn bộ học phí những năm theo học ở đây cho em.

Chúc Hiếu thành công!

 Bích Diệp - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trở về tuổi thơ với chiếc đèn ông sao năm cánh

Từ lâu, chiếc đèn ông sao luôn được xem là món đồ chơi không thể thiếu dành cho trẻ em trong dịp Tết trung thu. Ngày nay, tuy xuất hiện không ít loại đồ chơi hiện đại, hấp dẫn khác, nhưng đèn ông sao vẫn có một ý nghĩa đặc biệt với các bạn nhỏ. Tại huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, cô Nguyễn Thị Tuyến là nghệ nhân duy nhất đến nay vẫn còn giữ nghề làm đồ chơi dân gian này.

Chung tay xây dựng đô thị Hà Nội văn minh, hiện đại

Chiều 24-9, Báo Hànộimới phối hợp với Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Chung tay xây dựng đô thị Hà Nội văn minh, hiện đại” nhằm nhìn lại những kết quả của Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đối với sự phát triển của Thủ đô; rút ra những bài học kinh nghiệm, những mô hình hay; đồng thời kiến nghị, đề xuất những giải pháp để tiếp tục triển khai có hiệu quả mục tiêu này trong thời gian tới.

Link bài gốc https://dantri.com.vn/blog/hoc-su-tu-trong-o-mot-ban-tre-20201008022631030.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com